Home Blog

Một Số Thắc Mắc Về Vấn Đề Hồi Phục Sau Khi Bị Nhiễm COVID-19, Hệ Miễn Dịch, Vấn Đề Tái Nhiễm…

0

Rất nhiều câu hỏi được nhiều người quan tâm và đặt ra về vấn đề, liệu chuyện gì sẽ xảy ra với một người được trị khỏi bệnh COVID-19? Liệu người đó có bị tái phát, hệ miễn dịch sẽ phát triển ra sao…

Một số thắc mắc về vấn đề hồi phục sau khi bị nhiễm COVID-19, hệ miễn dịch, vấn đề tái nhiễm...Ảnh minh họa (Reuters/Kai Pfaffenbach)

Đại đa số những người nhiễm COVID-19 đều sẽ bình phục và trở lại cuộc sống vốn có của họ. Tuy nhiên các thắc mắc về thời gian hồi phục, tỷ lệ hồi phục, hệ thống miễn dịch của con người trước COVID-19….đang là điều quan tâm của nhiều người.

1. Tỷ lệ phục hồi là bao nhiêu?

Tính đến ngày 20 tháng 3, tỉ lệ tử vong do bệnh COVID-19 là 4%. Hơn nữa, con số này có thể sẽ còn thấp hơn bởi những người có triệu chứng nhẹ thường ít được báo cáo vào số liệu.

Theo Giám đốc Y khoa của Anh Quốc, ông Chris Whitty, cho rằng tỷ lệ tử vong cuối cùng sẽ giảm xuống chỉ còn 1% trên toàn cầu, thay vì 3.4% mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê ban đầu. Hiện nay, các lây lan dịch bệnh COVID-19 đầu tiên cũng đã có những biện pháp chặn chẽ, giúp họ kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng số lượng người phục hồi cũng như giảm số ca nhiễm mới.

Như vậy tỷ lệ phục hồi hiện tại là khoảng 96.7% và có thể cao hơn khi tỉ lệ tử vong giảm xuống 1% như dự đoán.

2. Có thể bị nhiễm bệnh lại ngay sau khi vừa mới hồi phục hay không?

Theo các chuyên gia y tế của Đức, bệnh nhân nhiễm COVID-19 sẽ sớm rơi gặp phải các tình trạng nghiêm trọng và phục hồi, các triệu chứng trở nên nhẹ hơn vào khoảng 10 ngày sau đó. Nhưng một nghiên cứu khác của các chuyên gia tới từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc cho biết virus có thể tồn tại trong cơ thể người đến hai tuần sau khi các triệu chứng đã biến mất

Còn có một nghiên cứu khác được công bố vào tuần trước trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy virus tồn tại trong một bệnh nhân Trung Quốc đến 37 ngày, cao hơn mức trung bình là 24 ngày của những trường hợp khác.

3. Sau khi hồi phục hoàn toàn, hệ thống miễn dịch của cơ thể có giúp tránh bị lây nhiễm khi tiếp xúc với Virus?

Thông thường, một người đã nhiễm virus và điều trị thành công thì người đó khó có thể bị nhiễm lại nhờ hệ thống miễn dịch phát triển. Tuy nhiên, đã có một vài trường hợp nhiễm COVID-19 trở lại sau khi được điều trị thành công và cho kết quả xét nghiệm âm tính. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc báo cáo rằng 14% bệnh nhân hồi phục một thời gian sau xét nghiệm lại có kết quả dương tính với virus.

Vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về vấn đề này, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) nhấn mạnh rằng phản ứng miễn dịch của con người đối với căn bệnh này vẫn chưa thực sự rõ ràng. Bệnh nhân nhiễm MERS không bị tái nhiễm sau khi hồi phục, nhưng điều này vẫn chưa được làm rõ đối với bệnh dịch COVID-19.

Mặt khác, các nhà khoa học hiện đang suy đoán rằng bệnh nhân coronavirus có thể bị giảm dung tích phổi sau khi bị nhiễm bệnh. Chính quyền Bệnh viện Hồng Kông cho biết 2 trong số 3 bệnh nhân đã hồi phục của họ bị mất 20-30% chức năng phổi.

4. Khả năng miễn dịch của con người đối với virus gây bệnh COVID-19

Theo Dr.Keiji Fukuda, Giám đốc Trường Y tế Công cộng Đại học Hồng Kông, hệ thống miễn dịch của con người sẽ thích nghi và tăng cường sau khi nhiễm virus. Vì vậy, trừ khi hệ thống miễn dịch hoạt động không bình thường, thì khả năng tái nhiễm là rất thấp.

Với nhiều loại virus trong quá khứ, khả năng miễn dịch của con người có thể kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, việc con người có thể bị tái nhiễm COVID-19 vẫn là một dấu hỏi lớn.

Một điều khác có thể giúp làm rõ câu hỏi về khả năng miễn dịch là thử nghiệm các loại huyết thanh kháng thể đối với virus corona gây bệnh COVID-19. Điều này không chỉ cung cấp thêm thông tin về các phản ứng của hệ thống miễn dịch cá nhân mà còn có thể giúp các nhà nghiên cứu xác định chính xác hơn tổng dân số bị ảnh hưởng.

5. Khi nào người bệnh có thể trở lại làm việc?

Theo tiêu chuẩn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), một người khỏi bệnh nghĩa là không còn sốt, không sử dụng thuốc hạ sốt trong ba ngày, các triệu chứng khác như ho và khó thở giảm dần sau một thời gian khoảng 7 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

Cuối cùng, hai kết quả xét nghiệm âm tính sẽ quyết định người bệnh đã khỏi hẳn hay chưa. Nếu khỏi hẳn, người bệnh có thể tiếp xúc với người khác, đi làm,…

Nghiên Cứu Cho Thấy 1 Phần 3 Người Khỏi COVID-19 Có Triệu Chứng Bị Rối Loạn Tâm Thần, Lo Âu

0

Nghiên cứu mới cho thấy 1 phần 3 người sau khi khỏi Covid-19 đã mắc chứng rối loạn lo âu trong 6 tháng, hầu hết là người Mỹ.

Nghiên cứu cho thấy 1 phần 3 người khỏi COVID-19 có triệu chứng bị rối loạn tâm thần, lo âuẢnh minh họa – Nguồn: AAP.

Theo nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Lancet Psychiatry ngày 6 tháng 4, cho thấy 1 phần 3 người sau khi khỏi Covid-19 đã mắc chứng rối loạn lo âu trong 6 tháng.

Kết quả nghiên cứu dựa trên phân tích hồ sơ sức khỏe của 236.379 bệnh nhân nhiễm Covid-19, hầu hết là người Mỹ, nhận thấy 34% mắc bệnh lo âu hoặc bệnh liên quan đến thần kinh.

Đến nay, vẫn chưa rõ mối liên hệ giữa virus Covid-19 với các triệu chứng tâm thần như lo âu và trầm cảm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết đây là những triệu chứng phổ biến nhất trong 14 chứng rối loạn nhóm nghiên cứu gặp phải trong quá trình phân tích dữ liệu.

Ngoài các triệu chứng tâm thần, trong quá trình phân tích dữ liệu còn nhận thấy có các trường hợp đột quỵ, giảm sút trí tuệ và các rối loạn thần kinh khác sau khi khỏi Covid-19, mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn đáng lưu tâm.

Max Taquet – chuyên gia tâm lý tại ĐH Oxford (Anh) cho hay:

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, các căn bệnh liên quan đến não và rối loạn tâm thần sau khi khỏi Covid-19 phổ biến hơn hậu bệnh cúm hay các căn bệnh liên quan đến hô hấp.

Sau khi phân tích, các chuyên gia y tế lo lắng vì có nhiều rủi ro của các căn bệnh liên quan đến não và các triệu chứng rối loạn tâm thần ở những người khỏi bệnh Covid-19.

Trong một nghiên cứu trước đó vào năm ngoái, nhóm nghiên cứu này cũng đã nhận thấy 20% người khỏi Covid-19 bị mắc chứng rối loạn lo âu trong 3 tháng.

Tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vaccine Covid-19

0

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo người dân tiếp tục tiêm liều thứ hai ngay cả khi lần đầu gặp tác dụng phụ.

Theo Fox News, CDC cho biết mọi người có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19. “Tuy nhiên, đó là những dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang được bảo vệ. Các tác dụng phụ sẽ biến mất sau vài ngày”, CDC khuyến cáo.

Các tác dụng phụ thường gặp từ vaccine Covid-19 bao gồm đau và sưng tại chỗ tiêm. Những người được tiêm chủng cũng có thể bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và nhức đầu.

Mặc dù các tác dụng phụ thường tồn tại thời gian ngắn và tự hết trong vài ngày, cơ quan y tế liên bang khuyên người dân nên hỏi ý kiến của bác sĩ về thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau hoặc khó chịu.

Nhân viên y tế tuyến đầu được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Foxnews.

Bạn cũng có thể giảm đau bằng cách đặt một chiếc khăn ướt, mát trên cánh tay hoặc tập tay nhẹ nhàng. Để giảm khó chịu do sốt, mọi người cần uống đủ nước và mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt.

Tuy nhiên, nếu vết tiêm đỏ hoặc đau hơn sau một ngày, các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc tác dụng phụ tăng nặng, CDC yêu cầu người dân cần liên hệ với cơ quan y tế.

Vaccine Pfizer cần được tiêm 2 liều cách nhau vài tuần. Vì vậy, cơ quan này khuyến cáo người dân cần tiêm đủ 2 liều, kể cả người gặp tác dụng phụ tăng khi tiêm lần đầu, trừ khi bác sĩ yêu cầu dừng lại.

Trước đó, Mỹ vừa chấp thuận sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech. Các quan chức y tế của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết chỉ những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vaccine hoặc dị ứng thành phần trong thuốc mới nên tránh tiêm.

Những người dễ bị nhiễm bệnh như nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi tại viện dưỡng lão, được ưu tiên tiêm chủng vaccine Covid-19 đầu tiên. Các quan chức liên bang cho biết người dân sẽ có liều thuốc có sẵn trong vài tháng tới.

Trong khi đó, các quan chức y tế Mỹ kêu gọi mọi người tiếp tục đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội, vệ sinh tay và hạn chế tụ tập.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ: Có thể phải nâng lãi suất để ngăn kinh tế tăng nóng

0

Bà Yellen nói rằng lãi suất đồng USD có thể phải tăng để kiểm soát đà tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 4/5 nói rằng lãi suất đồng USD có thể phải tăng để kiểm soát đà tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế – một kết quả của hàng nghìn tỷ USD mà Chính phủ nước này đã bơm ra để kích cầu.

“Có thể lãi suất sẽ phải tăng lên ở một mức độ nào đó để đảm bảo rằng nền kinh tế của chúng ta không trở nên quá nóng”, bà Yellen phát biểu tại một diễn đàn kinh tế trực tuyến do The Atlantic tổ chức. “Mức chi tiêu thêm là tương đối nhỏ so với quy mô của nền kinh tế, nhưng có thể dẫn tới lãi suất phải tăng một chút”.

“Dù sao, đây là những khoản đầu tư mà nền kinh tế của chúng ta cần để trở nên cạnh tranh và hiệu quả. Tôi nghĩ nền kinh tế Mỹ nhờ đó sẽ tăng trưởng nhanh hơn”, bà Yellen nhận xét về những gói kích cầu mà Chính phủ Mỹ đã triển khai.

Nhận định này của bà Yellen được xem là một nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Mỹ sụt điểm trong phiên giao dịch ngày 4/5.

Trong cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ gần nhất diễn ra vào cuối tháng 4, Fed tiếp tục cam kết duy trì nới lỏng cho tới khi nền kinh tế “đạt được thêm bước tiến quan trọng” hướng tới việc làm đầy đủ và bao trùm, và tỷ lệ lạm phát bình quân khoảng 2% trong dài hạn.

Sau đó cùng ngày, bà Yellen có thêm những phát biểu mang tính trấn an, rằng bà tôn trọng sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) – cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ – và không hề tìm cách gây ảnh hưởng đến các quyết sách của Fed. Trước khi trở thành người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ, bà Yellen từng giữ cương vị Chủ tịch Fed từ năm 2014-2018.

“Đó không phải là việc mà tôi đoán trước hay đề xuất”, bà Yellen nói tại sự kiện CEO Council Summit do tờ Wall Street Journal tổ chức. “Nếu có một ai đó đánh giá cao sự độc lập của Fed, tôi cho rằng người đó chính là tôi, và tôi xin nhấn mạnh rằng Fed có thể làm bất kỳ việc gì cần thiết để hoàn thành mục tiêu được giao phó”.

Đà phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Mỹ đang được duy trì, với mức tăng trưởng 6,4% ghi nhận trong quý 1 năm nay. Trong một báo cáo mới đây, ngân hàng Goldman Sachs thậm chí dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 10,5% trong quý 2.

Từ khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu vào tháng 3/2020 đến nay, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn khoảng 5,3 nghìn tỷ USD tiền kích cầu để bơm vào nền kinh tế, dẫn tới thâm hụt ngân sách 3 nghìn tỷ USD trong tài khoá 2020 và 1,7 nghìn tỷ USD trong nửa đầu của tài khoá 2021.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang đề xuất thêm hai gói chi tiêu với tổng trị giá 4 nghìn tỷ USD cho các mục tiêu dài hạn về đầu tư cơ sở hạ tầng, chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ các hộ gia đình, phát triển giáo dục…

Đến nay, Fed đã giữ lãi suất ở khoảng 0-0,25% trong hơn 1 năm, cho dù kinh tế Mỹ đang tăng trưởng ở tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm. Trong cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ gần nhất diễn ra vào cuối tháng 4, Fed tiếp tục cam kết duy trì nới lỏng cho tới khi nền kinh tế “đạt được thêm bước tiến quan trọng” hướng tới việc làm đầy đủ và bao trùm, và tỷ lệ lạm phát bình quân khoảng 2% trong dài hạn.

Lạm phát đang có chiều hướng tăng ở Mỹ do lượng tiền lớn bơm vào nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng giới chức Fed cho rằng sau một đợt tăng chóng vánh trong năm nay, áp lực giá cả có thể sẽ dịu đi.

Bà Yellen nói bà không lo ngại nhiều về lạm phát, và nói thêm rằng nhà chức trách có công cụ để xử lý nếu lạm phát thực sự trở thành một vấn đề. Chủ tịch Fed Jerome Powell gần đây cũng nói công cụ chính để kiểm soát lạm phát là thông qua nâng lãi suất.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói Tổng thống Biden “chắc chắn đồng ý với Bộ trưởng Bộ Tài chính” về khả năng cần phải nâng lãi suất.

Khi nói về thâm hụt tài khoá khổng lồ hiện nay của Chính phủ liên bang, bà Yellen nói “chúng ta cần phải trả cho những việc mà mình đang làm” nhưng Chính phủ vẫn có “một không gian tài khoá đáng kể” để xoay sở.

Cuộc Sống Mỹ – Hướng dẫn cách tìm việc làm tại Mỹ (Phần 1)

Hôm nay, Maachikoo xin phép giới thiệu với các bạn tâm sự của cậu em có bút danh là Thái Lạc. Chú này đã cùng gia đình sang Mỹ định cư được hơn 2 năm nay. Dưới đây là những chia sẻ kinh nghiệm mà Thái Lạc đã có trong thời gian qua. Để mọi người có thể hiểu được một cuộc sống thường nhật bên Mỹ sẽ diễn ra thế nào heng.

——–

Cuộc sống Mỹ Định cư Mỹ

Xin chào, mình là Thái Lạc và hiện tại đang có cuộc sống Mỹ tại T.P San Diego, bang California ở Mỹ. Mình sang đây chỉ được 2 năm, kinh nghiệm về những khía cạnh khác nhau ở Mỹ thì không nhiều như người khác nhưng nói riêng về kinh nghiệm tìm kiếm việc làm thêm thì mình tự tin là cũng có kha khá. Tính sơ sơ trong suốt 2 năm qua kể từ ngày đầu sang đây thì mình đã kinh qua hết 5 jobs (trong khi bạn mình có một đứa ở đây suốt 20 năm chỉ làm 1 job), mà 5 jobs là gồm cả việc tay chân lẫn hơi hướng trí óc, cả job xin được nhờ mối quan hệ lẫn tự lực cánh sinh. Vì vậy mở đầu loạt bài viết về cuộc sống Mỹ của mình sẽ là chủ đề “Tìm kiếm việc làm thêm ở Mỹ, khó khăn và cách giải quyết”, bởi đây không chỉ là vấn đề mình khá rành mà còn là vì chuyện tìm kiếm việc làm là một chuyện cấp bách của những bạn mới qua, còn với những bạn chưa qua thì mình khuyên là cũng nên đưa nó vào cái gọi là “Urgent list” của mình ngay và luôn.

Câu chuyện xin việc của mình bắt đầu vào năm 2017, khi mình cùng gia đình quyết định sang Mỹ để bắt đầu cuộc sống mới. Bác mình bảo, cứ sang đây đi, chuyện công việc cứ để bác lo. Vì thế nếu hỏi mình là trước lúc sang đây mình có kỳ vọng gì vào công việc của mình hay không, kiểu nó có nhàn hạ hay không, lương có cao hay không,…thì mình xin thưa là “Không”, vì mình đã xác định là của cho thì không nên đòi hỏi, có là mừng rồi. Thế là cái job đầu tiên của mình là làm một công nhân hãng chế tạo phụ kiện máy bay, hằng ngày thức dậy lúc 4 giờ 50 sáng để kịp ăn sáng, vệ sinh và đi tới chỗ làm cho đúng 6 giờ, bất kể thời tiết lạnh nóng.

Cuộc sống Mỹ Định cư Mỹ

Nhưng sau một thời gian làm công nhân hãng xưởng ở chỗ của bác thì mình chuyển sang làm nhân viên trong một phòng thí nghiệm nước tiểu cho các cơ sở y tế lẫn các hồ sơ điều tra của sở cảnh sát. Đây cũng là một cái job xin được nhờ mối quan hệ nên mình cũng không tính nó vào danh sách “Tự lực cánh sinh mà đi xin việc”. Đến cái job thứ 3, 4, 5 thì mình mới chính thức cầm tờ application form để đi xin việc làm thêm mà không cần mối quan hệ cá nhân. Mọi chuyện giờ đây mới là có cái để nói, vì từ những lần xin việc này thì mình mới rút ra được những bài học cho cả mình lẫn những bạn mới sang Mỹ (và thậm chí là ở Mỹ khá lâu nhưng chưa xin việc lần nào). Thế nên, dựa theo những gì mình đã trải qua, bài viết của mình hôm nay sẽ là tổng hợp tất cả những khó khăn cũng như hướng giải quyết cho những đối tượng cụ thể, hy vọng là các bạn sẽ tìm được đâu đó vài tips cho cá nhân cá bạn.

Chúng ta bắt đầu ngay vào vấn đề, những chuyện mà mình muốn nói tới khi bạn muốn đi xin việc ở Mỹ đó là:

VẤN ĐỀ KHI XIN VIỆC Ở MỸ

1. Giấy tờ đâu mà đi làm?

Mình biết đây là việc cấp bánh khi bắt đầu cuộc sống Mỹ của nhiều bạn. Bạn nóng lòng đi làm, và đây là chuyện không của riêng ai, nhưng mình xin khẳng định là nếu bạn không có giấy tờ hợp pháp để đi làm ở Mỹ thì mọi hành vi đi làm thêm ra tiền của bạn trên lãnh thỗ nước Mỹ đều bị quy vào tội “Trốn thuế” hay “Lao động bất hợp pháp”. Mà một khi bị dính vào những tội dạng này thì bạn dù có là người mang Thẻ Xanh (Green Card) mười năm đi nữa cũng sẽ một lần đi luôn về nước không ngày trở lại chứ không chỉ là nộp phạt hay ở tù là xong. Giấy tờ đi làm hợp pháp ở Mỹ dành cho người nhập cư theo mình biết đó chỉ có thể là Thẻ Xanh mà thôi. Xin bạn nhớ rằng Luật Lao Động ở Mỹ được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt, nó có thể bảo vệ bạn khỏi bị ức hiếp ở chỗ làm hay những vấn đề tiêu cực liên quan đến chuyện lao động nhưng nó cũng sẽ là thứ tiễn bạn về nước nếu bạn làm trái luật. Vì vậy, làm ơn nếu chưa có Thẻ Xanh thì đừng đi làm và đừng cố kiếm tiền bằng mọi cách, không đáng đâu!

Cuộc sống Mỹ Định cư Mỹ

Cách giải quyết: “Chờ đợi là hạnh phúc” – hãy nhớ câu này! Trong lúc đợi Thẻ Xanh gửi về thì mau tận dụng thời gian mà nghỉ ngơi và enjoy cuộc sống Mỹ với những-ngày-không-cần-đi-làm. Nghe thì có vẻ bạc nhược nhưng thực sự là lúc đi làm rồi thì chỉ thèm khát 1 ngày được nghỉ ở nhà mà không cần làm gì hết. Học tiếng Anh, đi lòng vòng xung quanh chỗ mình sống cho nhớ đường, học lý thuyết thi bằng lái,…tất cả đều nên làm trong những ngày đợi giấy tờ đầy đủ. Và lúc đã có rồi thì chuẩn bị vào cuộc chiến thôi. Yên tâm đi, nước Mỹ không để cho một người khỏe mạnh cả về trí tuệ lẫn thể chất như bạn sống trên đất của nó mà không lao động mãi đâu.

Cuộc sống Mỹ Định cư Mỹ

(Mình cũng có nghe một vài người nói về loại giấy tờ đại loại như một tờ “giấy phép lao động hợp pháp tạm thời”, giấy này cho bạn quyền được đi làm trong lúc đợi Thẻ Xanh được gửi về nhà. Để có tờ giấy này thì bạn phải nhờ đến chủ, quản lý,…của nơi mà bạn muốn xin vào làm, nói với họ yêu cầu của bạn và họ sẽ biết cách giải quyết. Nhưng đây chỉ dành cho những bạn có người thân hoặc quen biết với chủ hãng, hoặc là bạn đủ giỏi và xuất sắc để người ta dám viết một cái giấy “bảo kê” cho bạn đi làm, còn phần lớn những trường hợp còn lại thì những nhà tuyển dụng đều lắc đầu và bảo là khi nào có Thẻ Xanh rồi tính tiếp.)

 2. Không có kinh nghiệm làm việc bên Mỹ

Ok! Giả sử như bạn vừa mới có Thẻ Xanh và bạn muốn đi làm, thì việc kế tiếp sẽ là đi kiếm việc. Nhưng kiếm việc ở đâu thì cũng cần có 1 tờ giấy Application form và trong đó có ghi một mục liên quan đến “Kinh nghiệm làm việc” của bạn trong lĩnh vực ngành nghề mà bạn đang muốn apply. Đây mới là vấn đề!

Bởi vì tất cả những thứ thuộc về Việt Nam đều KHÔNG được tính như một thứ gọi là “kinh nghiệm”. Bạn có thể là một giám đốc bên Việt Nam nhưng khi sang cuộc sống Mỹ được 1 tháng và bạn chưa có kinh nghiệm gì thì vẫn sẽ là “Chưa từng có kinh nghiệm”. Thậm chí, cái bằng đại học loại Xuất sắc của bạn ở Việt Nam cũng sẽ là vô nghĩa vì người ta chỉ quan tâm tới những bằng cấp ở Mỹ mà thôi, chính vì vậy mà bạn cũng đừng bất ngờ khi rải đơn xin việc ở hàng tá công ty ở Mỹ mà vẫn bị “say No” dù rằng đã ghi vô đơn apply một đống thứ hoành tránh đã làm ở Việt Nam.

Cuộc sống Mỹ Định cư Mỹ

Nghe có vẻ phũ phàng thật nhưng hãy cứ nghĩ giống như việc bạn là nhà tuyển dụng ở Việt Nam và có 1 người đến từ Lào đến xin tìm việc làm thêm với kinh nghiệm từng làm nghề này 8 năm ở Lào, khi đó bạn có quan tâm hay không hay chỉ muốn biết rằng người ta đã từng làm việc ở Việt Nam, ở cái môi trường mà công ty của bạn đang tồn tại hay không? Một chuyện nữa là đi làm ở Mỹ hay ở bất kỳ đâu trên thế giới đi nữa nó cũng sẽ khác hoàn toàn với Việt Nam, không ai giống ai, nên chúng ta đừng thắc mắc vì sao nữa nhé, hãy cứ nhớ rằng, cuộc sống Mỹ là làm lại từ đầu về vấn đề kinh nghiệm và bằng cấp.

Cách giải quyết: đi làm ngay lập tức để có kinh nghiệm, làm được việc gì hay việc nấy. Chỉ cần có đi làm trên đất Mỹ là được. Ngay cả khi cái nghề mà bạn đã làm chẳng liên quan gì đến cái công việc mà bạn đang muốn apply thì cũng chẳng sao. Vì mình xin khẳng định là người tuyển dụng vẫn tin tưởng việc bạn đã lao động trên nước Mỹ như thế nào hơn là bạn đã làm việc ở Việt Nam trong bao lâu.

Cuộc sống Mỹ Định cư Mỹ

Trong bài viết kì sau, mình sẽ đề cập đến một vấn đề liên quan về mặt tinh thần nhưng cực kì quan trọng. Đó là ý chí khi đi xin việc. Không giải quyết được việc này thì rất có thể bạn sẽ không tìm được bất kì việc gì để làm bên Mỹ cả. Ý chí thật sự quyết định đến 80% khả năng có việc bên Mỹ của bạn đó.

Nếu bạn thấy hữu ích, hãy chia sẻ thông tin này đến những ai đang cần nhé. Hi vọng nó sẽ giúp cuộc sống của ai đó thêm phần tươi sáng hơn nhé.

Thái Lạc (chia sẻ độc quyền cho Nêm Nêm)

Tìm việc làm ở Mỹ thông qua các trung tâm hỗ trợ cho người nhập cư

Tìm kiếm việc làm luôn là một thử thách lớn tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Hoa Kỳ cũng là quốc gia không ngoại lệ, đặc biệt đối với người nhập cư.Tìm việc làm ở Mỹ thông qua các trung tâm hỗ trợ cho người nhập cư

Tìm kiếm việc làm luôn là một thử thách lớn tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Hoa Kỳ cũng là quốc gia không ngoại lệ, đặc biệt đối với người nhập cư. Để giúp người dân nhập cư vượt qua những khó khăn về tìm kiếm việc làm, chính phủ và xã hội Mỹ luôn có những dịch vụ hỗ trợ, các kênh truyền thông sẵn sàng cung cấp thông tin việc làm kịp thời đến người nhập cư.

Người nhập cư và việc làm
Vấn đề việc làm luôn là vấn đề nan giải đối với người nhập cư tại Mỹ

Trong những ngày đầu đặt chân đến đất Mỹ, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, phong cách sống và cả luật phát đều là những rào cản lớn trên con đường hòa nhập với quốc gia này của người nhập cư. Đối với những đối tượng thông thạo tiếng Anh thì việc tìm kiếm một công việc làm cũng như hòa nhập vào với xã hội Mỹ là không quá khó khăn. Tuy nhiên đối với những ai có trình độ tiếng Anh vừa phải hoặc tệ hơn thì những bước chân đầu tiên đến với thế giới mới này sẽ rất khó khăn.

Tại đây, người nhập cư và có mong muốn định cư Mỹ trong thời gian dài, ngay từ những ngày đầu tiên cần phải thường xuyên theo dõi và tìm kiếm các thông tin tuyển dụng để sớm ngày tìm cho mình một việc làm phù hợp bởi nhu cầu lao động tại Mỹ rất phổ biến và thường xuyên được đăng tải thông tin quảng cáo ở khắp mọi nơi. Đặc biệt, chính phủ mỹ đã đưa ra các chính sách và những điều kiện hỗ trợ tốt nhất qua các trung tâm hỗ trợ việc làm ở các thành phố, tìm hiểu về những trung tâm này sẽ cho người nhập cư Mỹ có thêm nhiều kinh nghiệm và được tư vấn chính xác trong quá trình xin việc để mau chóng có được việc làm.

Sở Lao động Mỹ (DOL)

www.dol.vn là trang web của cơ quan liên bang chịu trách nhiệm hàng đầu giúp đỡ cho người lao động trên đất Mỹ, cũng như các trường hợp người đang tìm việc và nghỉ hưu. Tại đây, người ta có thể tìm kiếm và lựa chọn cho mình một công việc phù hợp qua các thông tin tuyển dụng rất đa dạng được cập nhật thường xuyên.

Kênh thông tin tuyển dụng trực tuyến

Bên cạnh website chính thức của sở lao động Mỹ thì tại đây chính phủ Mỹ cũng phát triển một mang lưới trung tâm hỗ trợ việc làm đồng thời cung cấp một cổn thông tin để hỗ trợ người tìm việc tiếp cận với những chương trình đào tạo rèn luyện tay nghề cũng như các kỹ năng trong lĩnh vực yêu thích.

Kênh thông tin tuyển dụng trực tuyến
Internet là công cụ tìm kiếm thông tin việc làm hữu ích

Các kênh thông tin tuyển dụng khác

CareerOneStop.org là một website do Sở Lao động Mỹ (DOL) tài trợ. Bạn có thể tìm thấy thông tin tuyển dụng, các công cụ quản lý hồ sơ, công cụ hỗ trợ cho sinh viên, doanh nghiệp cũng như các chuyên gia. Bên cạnh đó, trang web này cũng cung cấp:

  •  Các mô tả về nghề nghiệp.
  • Hướng dẫn chuẩn bị một hồ sơ xin việc.
  • Các kỹ năng, cách thức cho giai đoạn phỏng vấn xin việc.
  • Các hướng dẫn để đánh giá thư mời làm việc.

Dịch vụ hỗ trợ việc làm ở khu vực và địa phương

One-Stop Career Centers nay được gọi là American Job Center (Trung tâm hỗ trợ việc làm Mỹ) chính là một dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm hiện hay. . Bạn có thể dễ dàng tìm thấy địa chỉ của Trung tâm hỗ trợ việc làm Mỹ gần nhất ngay trên trang web này: americasjobcenter.ca.gov

Thông tin về việc làm

Website chính thức của chính phủ Hoa Kỳ USA.gov chính là nguồn thông tin đáng tin cậy trong vấn đề tuyển dụng, xây dựng hồ sơ, trợ giúp tìm việc và nhiều vấn đề liên quan khác.

Các ấn phẩm việc làm

Publications.USA.gov chuyên cung cấp các ấn phẩm về thị trường tuyển dụng, bao gồm các mẹo tìm việc, thông tin nghề nghiệp, phúc lợi của các công ty và nhiều thông tin khác. Đây là nơi bạn dễ dàng tìm thấy cơ hội nghề nghiệp cho mình.

Tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp

The Occupational Outlook Handbook (sổ tay nghề nghiệp) là cuốn cẩm nang cung cấp thông tin của hàng trăm đầu việc tại Mỹ. Mỗi phần bao gồm bản mô tả công việc, điều kiện làm việc, các kỹ năng cần thiết, cách thức nộp đơn, mức thu nhập bình quân và các thông tin khác.

Tìm kiếm các công việc liên bang

Để tìm kiếm các công việc trên phạm vi liên bang, bạn có thể truy cập cổng thông tin USAJOBS.gov. Đây là website chính thức về vấn đề việc làm của chính phủ liên bang.

Hơn 500 Triệu Dữ Liệu Cá Nhân Người Dùng Facebook Được Đăng Tải Công Khai Trên Diễn Đàn Hacker

Hơn nửa tỷ người dùng Facebook bị rò rỉ thông tin cá nhân trên diễn đàn dành cho hacker, bao gồm: Họ tên, địa chỉ nhà, số điện thoại, email…

Hơn 500 triệu dữ liệu cá nhân người dùng Facebook được đăng tải công khai trên diễn đàn HackerẢnh minh họa – Nguồn: Unsplash.

Mới đây, một tài khoản trên diễn đàn của những hacker đã đăng tải công khai 533 triệu dữ liệu cá nhân của người dùng Facebook, như vậy có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể download về để xem nội dung một cách miễn phí. Dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng bao gồm: Số điện thoại, Facebook ID, họ tên, địa điểm, ngày sinh và cả địa chỉ email.

Thông tin cá nhân của 533 triệu người dùng Facebook bị đánh cắp này sống tại 106 quốc gia khác nhau. Trong đó, có khoảng 32 triệu thông tin của người dùng Facebook tại Mỹ, 11 triệu người dùng tại Anh, 6 triệu người dùng tại Ấn Độ…

Bình luận về vụ việc, chuyên gia về an ninh mạng tại công ty Hudson Rock (Israel) – Alon Gal cho rằng:

Facebook đã quá bất cẩn trong việc đảm bảo an toàn dữ liệu cho người dùng. Khi tin tặc nắm được trong tay những dữ liệu này, chúng chắc chắn sẽ sử dụng để lừa đảo, tấn công mạng và tiếp thị.

Đại diện của Facebook – mạng xã hội lớn nhất thế giới đã thừa nhận việc rò rỉ thông tin cá nhân người dùng, nhưng người này nói đây chỉ là những dữ liệu bị đánh cắp từ một lỗ hổng bảo mật hồi giữa năm 2019 và lỗ hổng này đã được vá lại vào tháng 8 cùng năm.

Thế nhưng, nếu những dữ liệu này là dữ liệu đã cũ cũng không đảm bảo được người dùng Facebook có thông tin bị rò rỉ bên trên sẽ được an toàn trong tương lai.

Trước đó, Facebook cũng đã ít nhất một lần dính vào bê bối bị lộ thông tin người dùng, đặc biệt là vụ Cambridge Analytica. Công ty này đã thu thập dữ liệu của 80 triệu người dùng nhằm phục vụ cho các chiến dịch bầu cử năm 2016 thông qua một lỗ hổng.

Facebook Thông Báo Sẽ Khóa Tài Khoản Cựu Tổng Thống Trump Đến Năm 2023, Tức Tròn 2 Năm Từ Ngày Khóa

Facebook tạm thời khoá tài khoản mạng xã hội Facebook và Instagram của cựu Tổng thống Donald Trump ít nhất là 2 năm thay vì vĩnh viễn như ban đầu.

Facebook thông báo sẽ khóa tài khoản Cựu tổng thống Trump đến năm 2023, tức tròn 2 năm từ ngày khóaẢnh minh họa – Nguồn: Getty Images

Vào hôm nay, Thứ Sáu ngày 4 tháng 6, Facebook thông báo sẽ khoá tài khoản của cựu Tổng thống Donald Trump trên hai nền tảng mạng xã hội là Facebook và Instagram trong hai năm tới, nhưng tài khoản ông Trump có thể sử dụng trở lại từ tháng 1 năm 2023, tức là tròn hai năm sau khi ông bị khoá tài khoản.

Trước khi mở lại tài khoản, Facebook sẽ tiến hành kiểm tra để đánh giá rằng việc ông Trump sử dụng lại mạng xã hội của họ có khả năng gây rủi ro cho an toàn của xã hội hay không.

Thông báo của Facebook cho biết:

Chúng tôi sẽ xem xét đến các yếu tố ngoại vi, gồm cả các trường hợp bạo động, giới hạn về việc tụ tập ôn hòa, cũng như các dấu hiệu khác cho thấy sự bất ổn dân sự. Nếu chúng tôi thấy ông Donald Trump còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh xã hội, chúng tôi sẽ gia hạn thời gian này, trong khi vẫn tiếp tục xem xét các rủi ro.

Ngoài ra, cựu Tổng thống Trump vẫn có thể phải nhận những hình phạt nặng nếu như ông tiếp tục vi phạm những quy định của Facebook sau khi được cấp lại tài khoản.

Việc bị khoá tài khoản cho tới ít năm 2023 đồng nghĩa với việc ông Trump sẽ không thể đưa ra bất kỳ bình luận, tạo ảnh hưởng tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 thông qua Facebook và Instagram.