Trẻ Đeo Tai Nghe Thường Xuyên Có Nguy Cơ Cao Gặp Vấn Đề Nghiêm Trọng Về Thính Giác Và Cách Phòng Ngừa

0
3

Ngày nay, việc trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, TV, tai nghe từ sớm là khá phổ biến. Vì vậy, cần phải nắm những biện pháp an toàn để bảo vệ trẻ.

Trẻ đeo tai nghe thường xuyên có nguy cơ cao gặp vấn đề nghiêm trọng về thính giác và cách phòng ngừaẢnh minh họa (Nguồn: Ben Mullins/Unsplash)

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc trẻ nhỏ sử dụng thiết bị điện tử rất khó tránh khỏi. Không chỉ việc nhìn vào màn hình điện thoại, TV quá lâu sẽ ảnh hưởng tới trẻ nhỏ mà việc đeo tai nghe quá lâu cũng ảnh hưởng không tốt tới trẻ, đặc biệt là ở khả năng hoạt động của thính giác.

Khi sử dụng tai nghe ở một cường độ cao trong thời gian dài, thính giác của người nghe có thể bị ảnh hưởng một cách âm thầm. Việc trẻ em sử dụng tai nghe từ sớm sẽ khiến vấn đề này xảy đến sớm hơn và rất khó kiểm soát.

Để tránh ảnh hưởng tới thính giác khi cho trẻ nhỏ sử dụng tai nghe, cần chú ý tới những biện pháp sau đây.

Kiểm tra âm lượng và thời lượng sử dụng tai nghe

Để đảm bảo an toàn cho thính giác, trẻ nhỏ cũng như người lớn không nên chỉnh âm lượng vượt mốc 85dB. Mốc này tương đương với độ ồn của âm thanh khi tham gia giao thông hay tiếng động của máy cắt cỏ.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), bất cứ thứ gì phát ra tiếng ồn trên 70dB như máy giặt, đeo tai nghe trong thời gian dài cũng có thể gây hại. Thậm chí, con người cũng có thể bị mất thính lực nếu như phải nghe âm thanh trên 105dB phát ra từ điện thoại hay tai nghe trong chưa tới 5 phút.

Nên lưu ý rằng tiếng ồn có thể được tích luỹ, nghĩa là khi nghe âm thanh càng lâu, tiếng ồn sẽ càng lớn bởi khi âm lượng/thời lượng tăng lên thì thính giác sẽ được điều chỉnh giảm xuống. Do đó nếu đeo tai nghe trong một thời gian dài dù để âm lượng ở mức vừa phải cũng sẽ rất ảnh hưởng tới trẻ em.

Lựa chọn loại tai nghe phù hợp

Hãy lựa chọn một loại tai nghe phù hợp với trẻ em, đảm bảo an toàn cho chúng. Thường những tai nghe dành cho trẻ em sẽ có âm lượng tối đa là 85dB.

Ngoài ra, có thể lựa chọn tai nghe chống ồn, có thể lọc tiếng ồn xung quanh, giúp trẻ nghe rõ thông tin mà không cần phải tăng âm lượng lên quá cao. Tuy nhiên, vì lọc tiếng ồn nên tránh cho trẻ sử dụng tai nghe chống ồn khi đang di chuyển, tham gia giao thông vì sẽ khó nắm bắt được môi trường xung quanh.

Xác định mức độ âm lượng/độ ồn tai nghe phát ra

Không dễ để xác định cường độ âm thanh phát ra từ tai nghe, thiết bị cá nhân ở múc bao nhiêu dB. Nhưng có một cách đơn giản là có thể thử nói chuyện với trẻ nhỏ khi chúng đang đeo tai nghe ở khoảng cách một sải tay. Nếu chúng không nghe thấy tiếng người đối diện nói, nghĩa là chúng đang nghe ở một mức âm lượng quá lớn.

Ngoài ra, cũng có một số ứng dụng có thể đo được cường độ âm thanh phát ra từ điện thoại. Tuy nhiên, cách tốt nhất là hãy áp dụng mẹo ở trên để xác định trẻ nhỏ có đang nghe ở mức âm lượng quá lớn hay không.

Theo Dr. Brian Fligor, một nhà thính học nhi khoa ở Boston, cho biết rằng khi trẻ nói “Cái gì?” thường xuyên có khả năng cao là đang gặp phải vấn đề về thính giác. Một số triệu chứng phổ biến khi gặp phải vấn đề thính giác là có tiếng ù, nghẹt trong tai, riêng rung, đập, tai nhạy cảm hoặc đau.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here