Home Blog Page 11

Tiết lộ cách cựu biệt kích Mỹ giúp cựu chủ tịch Nissan đào tẩu mà Nhật Bản không hề biết

0

Cựu biệt kích thuộc lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của Mỹ cùng con trai đã nhận tội giúp cựu chủ tịch Nissan rời Nhật Bản hồi năm 2019.

Tiết lộ cách cựu biệt kích Mỹ giúp cựu chủ tịch Nissan đào tẩu mà Nhật Bản không hề biết - 1
Taylor và đồng phạm xuất hiện ở sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ kỳ vào tháng 12.2019.

Cựu biệt kích Mỹ Michael Taylor và con trai Peter ngày 14.6 xuất hiện tại tòa án Nhật Bản sau khi bị Mỹ dẫn độ hồi tháng 3. Các công tố viên Nhật cũng công bố chi tiết kế hoạch bỏ trốn tới Liban của cựu chủ tịch Nissan Carlos Ghosn, theo Wall Street Journal (WSJ).

Vợ của ông Ghosn, bà Carole là người thuê Micheal Taylor, cựu biệt kích Mũ Nồi Xanh, để đưa cựu chủ tịch Nissan rời Nhật Bản. Biệt kích Mũ Nồi Xanh là một trong những lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của Mỹ, chuyên thực hiện các nhiệm vụ bên trong lòng địch.

Micheal Taylor, 60 tuổi và con trai, Peter, 28 tuổi, liên lạc trực tiếp với ông Ghosn qua điện thoại và tin nhắn mã hóa, trong khi cựu chủ tịch Nissan đang bị cảnh sát Nhật điều tra.

Ông Ghosn đồng ý trả 860.000 USD, chuyển vào tài khoản của Peter để hai cha con người Mỹ thực hiện kế hoạch. 

Tại phiên tòa, Michael Taylor thừa nhận bản tóm lược kế hoạch đào tẩu mà các công tố viên Nhật Bản đưa ra, tương đương với việc nhận tội. Phiên tòa tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng sau, sau đó là thời điểm để tòa tuyên án.

Các công tố viên Nhật chưa đề nghị bản án với cha con người Mỹ, nhưng Michael và Peter Taylor đối mặt với khung hình phạt tối đa 3 năm với tội danh giúp tội phạm bỏ trốn.

Hai cha con nhà Taylor bị các đặc vụ Mỹ bắt tại nhà riêng ở bang Massachusett. Mỹ đồng ý để Nhật Bản dẫn độ hai nghi phạm và hai cha con nhà Taylor bị giam ở Tokyo kể từ tháng 3.

Tiết lộ cách cựu biệt kích Mỹ giúp cựu chủ tịch Nissan đào tẩu mà Nhật Bản không hề biết - 2
Micheal Taylor bị dẫn độ sang Nhật Bản hồi tháng 3.

Trong ngày đào tẩu, ngày 29.12.2019, Michael Taylor và một đồng phạm khác tên Zayek bay tới Nhật Bản trên chuyên cơ riêng, đem theo hai thùng thiết bị dùng để tổ chức hòa nhạc.

Zayek là người đề xuất sử dụng chuyên cơ riêng vì ông Ghosn muốn đào tẩu nhanh nhất trước khi bị nhà chức trách Nhật bắt giam. Ông Ghosn là người đưa ra ý tưởng trốn trong chiếc hộp lớn, vận chuyển lên máy bay.

Zayek, từng được Taylor thuê đến sân bay Kansai để khảo sát vào cuối năm 2019. Hành lý tại khu vực này vẫn phải trải qua kiểm tra an ninh. Các hành lý quá khổ, không thể kiểm tra bằng máy quét sẽ được kiểm tra riêng bằng tay.

Tuy nhiên hành lý của phi công chuyên cơ riêng sẽ được miễn kiểm tra. Đây chính là kẽ hở giúp Michael Taylor đưa cựu chủ tịch Nissan lên máy bay mà nhà chức trách Nhật không hề hay biết.

Đến khi ông Ghosn đặt chân xuống Liban, giới chức Nhật mới biết về chuyện đào tẩu. Ông Ghosn nói mình bỏ trốn vì không tin vào việc được xét xử công bằng ở Nhật.

Nhật Bản không có hiệp ước dẫn độ với Liban nên không thể yêu cầu nhà chức trách nước này dẫn độ nghi phạm về Nhật Bản.

Ông Ghosn cũng đề xuất để hai cha con nhà Taylor tạm thời lánh nạn ở Liban, sau khi Nhật Bản gửi đề nghị dẫn độ tới nhà chức trách Mỹ.

Ngoài khoản tiền 860.000 USD được sử dụng làm chi phí đào tẩu, hai cha con nhà Taylor còn được nhận tiền công 500.000 USD, trả bằng bitcoin, chuyển từ tài khoản của con trai ông Ghosn tới Peter Taylor, các công tố viên Nhật cho biết.

Nguồn: http://danviet.vn/tiet-lo-cach-cuu-biet-kich-my-giup-cuu-chu-tich-nissan-dao-tau-ma-nhat-ban-khong-he-biet 5020211569594178.htm

Sự cố khiến mật mã hạt nhân dưới thời ông Clinton “bốc hơi” trong nhiều tháng và không được tìm lại

0

Dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton, một sự cố tai hại đã xảy ra khiến mật mã của chiếc vali hạt nhân bị mất và không ai có thể tìm lại được.

Vali hạt nhân được xem là một vật bất ly thân đối với các tổng thống tại vị của Mỹ, trong đó mỗi nhà lãnh đạo sẽ được giữ một chuỗi mật mã để có thể kích hoạt vali khi cần thiết và mật mã này không được phép tách xa khỏi họ. Tuy nhiên, một sự cố hi hữu đã xảy ra dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton khiến mật mã hạt nhân “bay hơi” trong vòng 1 tháng và không bao giờ được tìm lại.

Sự cố khiến mật mã hạt nhân dưới thời ông Clinton "bốc hơi" trong nhiều tháng và không được tìm lại - 1
Vali hạt nhân vốn là một vật bất ly thân đối với các tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters

Theo chia sẻ của cựu Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Hugh Shelton, các thao tác để kích hoạt vali hạt nhân trước đây khá “rườm rà”. Viết trong cuốn tự truyện năm 2010, ông cho biết tất cả các bước kể kích hoạt vali hạt nhân đều phụ thuộc vào “một yếu tố vô cùng quan trọng, nếu không có nó thì mọi thứ sẽ không bao giờ được bắt đầu”. 

Yếu tố được nhắc tới chính là mật mã của tổng thống. Mật mã này phải luôn ở gần tổng thống và có thể được mang bởi 1 trong 5 phụ tá thân cận nhất của ông, là đại diện của một nhánh quân đội riêng. Theo đó, mật mã này được ghi trên một tấm thẻ có tên gọi “bánh quy”, cất trong “quả bóng hạt nhân”, hay còn gọi là vali hạt nhân và luôn được mang theo tổng thống bất kể ông đi đâu. 

Đợt cuối năm 2020 vừa qua, khi cựu Tổng thống Donald Trump nhập viện điều trị vì mắc COVID-19, chiếc vali hạt nhân cũng được xách theo ông trong suốt thời gian này, điều này là minh chứng về tầm quan trọng của chiếc vali này đối với các tổng thống Mỹ. 

Sự cố khiến mật mã hạt nhân dưới thời ông Clinton "bốc hơi" trong nhiều tháng và không được tìm lại - 2
Cựu Tổng thống Bill Clinton, cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen (trái) và cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Henry “Hugh” Shelton. Ảnh: AP

Thế nhưng một sự cố hi hữu đã xảy ra vào năm 2000, theo ông Shelton, liên quan tới chiếc vali hạt nhân này. Cụ thể, Lầu Năm Góc luôn có một người đảm nhận trách nhiệm kiểm tra và xác địch mật mã hạt nhân được cung cấp cho tổng thống là chính xác khoảng mỗi tháng 1 lần. Tuy nhiên, vào năm 2000, đến thời điểm kiểm tra mật mã này, một phụ tá của ông Clinton đã nói với nhân viên Lầu Năm Góc rằng tổng thống khi ấy đang tham gia một cuộc họp quan trọng và không thể bị gián đoạn để kiểm tra. 

Người phụ tá khẳng định cựu Tổng thống Clinton đã rất coi trọng mật mã và luôn giữ chúng ở gần bất kể ông đi đâu. Nhân viên Lầu Năm Góc nghe xong có chút lo ngại nhưng sau đó ông đã chấp nhận lời giải thích và rời đi. 

Tướng Shelton cho biết tới kỳ kiểm tra sau đó 1 tháng, vì nhân viên này đang trong kỳ nghỉ nên Lầu Năm Góc đã cử một người khác thay ông tới kiểm tra mật mã vali hạt nhân của cựu Tổng thống Clinton. Tuy nhiên, người này cũng nhận được một lời giải thích y hệt rằng tổng thống đang rất bận và ông ấy vẫn đang giữ gìn mật mã cẩn thận.

Ông Shelton viết thêm: “Chuỗi hài kịch này vẫn tiếp diễn mà Tổng thống Bill Clinton không hề hay biết cho đến thời điểm quân đội thu thập lại bộ mật mã để thay thế chúng bằng một dãy số mới”. 

Ông Shelton kể lại: “Đến lúc này, người phụ tá mới thừa nhận họ không giữ mật mã và chúng đã biến mất trong nhiều tháng. Tổng thống khi ấy chưa bao giờ giữ bộ mật mã, tôi nghĩ rằng ông ấy vẫn tưởng các phụ tá đang giữ chúng giống như một lẽ thường”.

Tướng Shelton và Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là ông William Cohen đã được báo động về vấn đề này. Vấn đề thiếu mã đã được giải quyết bằng cách thay đổi mã nhưng họ cũng nhanh chóng hành động để thay đổi chính quy trình rườm rà trước đó và yêu cầu quan chức Bộ Quốc phòng đến thăm Nhà Trắng xem các mã, đợi ở đó xem có việc gì cần thiết. 

Thời điểm ấy, cả ông Shelton và ông Cohen đã giữ kín chuyện này và không hề tiết lộ cho truyền thông bởi họ coi đó là “điều đáng xấu hổ”. Phải 10 năm sau, vào năm 2010, trong cuốn hồi ký của mình, Tướng Shelton mới lần đầu tiết lộ về sự cố đã xảy ra với mật mã hạt nhân. 

Kế hoạch 2.000 tỷ USD của ông Joe Biden: Đại tu “thế thượng phong”

0

Trong phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 2/4/2021, Tổng thống Joe Biden đã khẳng định nước Mỹ sẽ “cạnh tranh với các đối thủ từ vị thế thượng phong” thông qua nỗ lực hàng đầu là củng cố nội lực của nước Mỹ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về đầu tư cơ sở hạ tầng tại thành phố Pittsburgh cuối 

Tầm nhìn của chính quyền ông Joe Biden có cái giá không nhỏ, song là cần thiết nếu Washington muốn chiến thắng trong cuộc đua dài hơi với Bắc Kinh.

Trong phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 2/4/2021, Tổng thống Joe Biden đã khẳng định nước Mỹ sẽ “cạnh tranh với các đối thủ từ vị thế thượng phong” thông qua nỗ lực hàng đầu là củng cố nội lực của nước Mỹ.

“Kế hoạch việc làm cho người Mỹ” trị giá 2.000 tỷ USD mới được ông công bố tại thành phố Pittsburgh vừa qua không nằm ngoài mục tiêu này.

Về tổng thể, nếu như gói cứu trợ “Kế hoạch giải cứu nước Mỹ” 1.900 tỷ USD trước đó chủ yếu tập trung vào nỗ lực hỗ trợ các hộ gia đình, người lao động và doanh nghiệp Mỹ vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, “Kế hoạch việc làm cho người Mỹ” lại hướng tới vực dậy toàn diện nền kinh tế từ đại dịch.

Theo Tổng thống Joe Biden, gói kích thích kinh tế lần này là tầm nhìn dài hạn để tạo ra “nền kinh tế mạnh nhất, chống chịu tốt nhất, sáng tạo nhất thế giới”, cần thiết “để Mỹ có thể lãnh đạo thế giới như đã từng làm trong lịch sử” và sẽ được các thế hệ tương lai trong 50 năm nữa ghi nhận vì đã giúp nước Mỹ chiến thắng.

Vậy kế hoạch táo bạo của chính quyền ông Joe Biden có gì đặc sắc?

Tầm nhìn 2.000 tỷ USD

Gói kích thích kinh tế 2.000 tỷ USD sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực trọng yếu là cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và công nghệ. Tại sao lại là 3 lĩnh vực này?

Bởi lẽ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden muốn “đại phẫu toàn diện hệ xương sống” của nền kinh tế Mỹ, vốn dĩ đã trở nên già cỗi kể từ ngày hệ thống đường cao tốc liên bang ra đời vào nhiều thập kỷ trước; thiết lập một nền tảng mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, dựa vào các loại hình năng lượng sạch và chuẩn bị cho một cuộc đua lâu dài với Trung Quốc về công nghệ.

Cụ thể, khoản đầu tư lớn nhất, trị giá 621 tỷ USD được dành cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông.

Kế hoạch hướng tới nâng cấp tổng số 32.000 km đường và hơn 10.000 cây cầu trên khắp nước Mỹ, dành 25 tỷ USD hiện đại hóa mạng lưới sân bay, 17 tỷ USD cho hệ thống cảng biển và đường thủy nội địa.

Khoản đầu tư lớn khác trị giá 580 tỷ USD được dành cho nghiên cứu và phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các chương trình, dự án nghiên cứu trọng điểm về công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và điện toán, tin học.

Ngoài ra, kế hoạch cũng dự kiến đầu tư 300 tỷ USD cho các nỗ lực củng cố chuỗi cung ứng sản xuất đối với các mặt hàng trọng yếu với nền công nghiệp nội địa, với 50 tỷ USD trong số đó dành cho nghiên cứu và chế tạo chất bán dẫn.

Cuối cùng, hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong tương lai, kế hoạch dành 174 tỷ USD cho thị trường xe điện và 100 tỷ USD nâng cấp hệ thống mạng lưới điện quốc gia.

Định hình lại cuộc chơi

Dù trong phát biểu tại Pittsburgh, Tổng thống Joe Biden chỉ đề cập trực tiếp tới cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc, song theo các nhà quan sát, hai lĩnh vực cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch hoàn toàn không nằm ngoài cuộc chơi.

Về cơ sở hạ tầng, các chuyên gia kinh tế đều nhận định bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy một nước chỉ có thể giữ được vai trò thống trị kinh tế toàn cầu khi có nền kinh tế phát triển ổn định, dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ.

Chính vì vậy, kế hoạch nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống đường sá, cầu, cảng được ông Joe Biden đưa ra không nằm ngoài mục đích kiện toàn nền tảng cho sự phát triển của kinh tế Mỹ.

Trên thực tế, Mỹ hiện phải đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc đuổi kịp và vượt qua trên lĩnh vực hạ tầng cơ sở (cả về hạ tầng cứng lẫn hạ tầng số).

Trong chưa đầy 10 năm, Trung Quốc đã xây dựng được mạng lưới đường sắt cao tốc lớn hơn tất cả các nước khác cộng lại, dẫn đầu toàn cầu về năng lượng xanh và thành công nổi trội về triển khai mạng 5G.

Về công nghệ mới, công nghệ then chốt, đặc biệt là sản xuất chất bán dẫn, theo thống kê trích dẫn từ Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn gần đây, thị phần sản xuất chất bán dẫn toàn cầu của Mỹ giảm từ 37% (1990) xuống chỉ còn 12%.

Với tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất đã bộc lộ rõ nét trong đại dịch Covid-19, những con số nêu trên là các dấu hiệu báo động về sự suy giảm sức cạnh tranh của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và trong tương quan với kinh tế Trung Quốc nói riêng.

Do đó, thay vì duy trì cách tiếp cận với Trung Quốc lâu nay là tập trung vào đầu tư nâng cao năng lực quốc phòng để tạo răn đe quân sự, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang khéo léo điều chỉnh hướng tiếp cận, củng cố tiềm lực kinh tế, tạo “thế thượng phong” trong cạnh tranh với Trung Quốc trên cả 3 lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế gồm hạ tầng cơ sở, năng lượng sạch và công nghệ.

Để tạo đồng thuận, xây dựng sự ủng hộ nội bộ với cách tiếp cận này, Tổng thống Biden đã có các bước vận động đối với từng nhóm đối tượng ở Mỹ.

Tại cuộc gặp với nhóm Nghị sỹ lưỡng đảng ngay sau điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh rằng Washington “cần nâng cấp hạ tầng kinh tế” để có thể cạnh tranh với Bắc Kinh.

Trung Quốc đang đầu tư hàng tỷ USD vào một loạt các lĩnh vực liên quan đến vận tải, môi trường… và đã đến lúc nước Mỹ cần tăng tốc.

Trong một cuộc gặp khác với nhóm CEO doanh nghiệp bán dẫn tại Nhà Trắng hôm 12/4, ông Biden nhận định “Trung Quốc có những kế hoạch tích cực để định hướng lại và thống trị chuỗi cung ứng chất bán dẫn”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden họp trực tuyến với lãnh đạo các tập đoàn sản xuất chất bán dẫn lớn tại Mỹ ngày 12/4. (Nguồn: AP)

Do đó, mục tiêu mà Washington đề xuất gói kích thích 2.000 tỷ là nhằm “hồi sinh ngành sản xuất của Mỹ và bảo đảm chuỗi cung ứng, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển”, “để nước Mỹ không bao giờ phải phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào khác”.

Theo cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Joe Biden, một trụ cột khác làm nên “thế thượng phong” của Mỹ là sức mạnh tập thể được huy động từ mạng lưới đồng minh, đối tác.

Giới quan sát nhận định rằng việc thúc đẩy một nền kinh tế lành mạnh hơn sẽ giúp Mỹ xây dựng tốt hơn các liên minh kinh tế cần thiết để đẩy lùi các hành vi cưỡng ép về kinh tế của Trung Quốc.

Qua đó, nó sẽ giúp Washington cạnh tranh hiệu quả hơn với Bắc Kinh, đồng thời cải thiện cả triển vọng hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như biến đổi khí hậu.

Ông Ryan Hass, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Brookings, đánh giá cách tiếp cận của Washington với Bắc Kinh cho thấy Mỹ đã thừa nhận rằng cần xây dựng các “tình huống sức mạnh” với quốc gia cùng chí hướng để đối phó với thách thức từ cường quốc đối thủ.

Dù mới là bước đầu, song cách tiếp cận này đã cho thấy khác biệt giữa ông Biden và người tiền nhiệm.

Trong bối cảnh quan hệ song phương vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cách tiếp cận của Washington có thể đưa cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung vào giai đoạn mới, được dự báo là ít nhạy cảm hơn và theo hướng có lợi hơn cho xứ cờ hoa.

Mỹ bung hai gọng kìm siết tiền điện tử

0

Cả Bộ Tài chính Mỹ và Fed cùng đưa ra tuyên bố siết thị trường tiền điện tử nhằm chống lại các hành vi trốn thuế và cân nhắc trong việc phát triển đồng tiền kỹ thuật số quốc gia, đồng thời sẽ yêu cầu bất kỳ khoản chuyển khoản nào trị giá 10.000 USD trở lên đều phải báo cáo cho Sở Thuế vụ (IRS).

Mới đây, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo rằng họ đang thực hiện các bước để siết lại thị trường tiền điện tử, đồng thời sẽ yêu cầu bất kỳ khoản chuyển khoản nào trị giá 10.000 USD trở lên đều phải báo cáo cho Sở Thuế vụ (IRS).

Tiền điện tử đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng là tạo điều kiện cho hoạt động bất hợp pháp trên diện rộng bao gồm cả trốn thuế. Đây là lý do tại sao chúng tôi có đề xuất của Tổng thống bao gồm các nguồn lực bổ sung cho IRS để giải quyết sự phát triển của tiền điện tử. Hơn nữa, như với các giao dịch tiền mặt, các doanh nghiệp nhận tiền điện tử có giá trị thị trường hơn 10.000 USD cũng sẽ phải báo cáo“, Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

Theo CNBC, Bộ Tài chính Mỹ ước tính, chênh lệch giữa thuế và những khoản thực tế mà Chính phủ Mỹ phải trả tổng cộng gần 600 tỷ USD vào năm 2019. Thông cáo của Bộ Tài chính đưa ra nhằm thông báo rộng rãi hơn về nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden, trong việc trấn áp nạn trốn thuế và thúc đẩy việc tuân thủ tốt hơn. Các đề xuất mà các quan chức đang xem xét là hỗ trợ tài trợ công nghệ IRS và có các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những người trốn tránh nghĩa vụ của họ.

Trong tháng qua, nhiều nhà phân tích Phố Wall đã dự báo, các cơ quan quản lý Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ có thể sẽ sớm đóng vai trò tích cực hơn trong việc quản lý tiền điện tử.

Trong khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Jerome Powell cũng cho biết tiền điện tử có thể có rủi ro tiềm ẩn đối với người dùng và hệ thống tài chính rộng lớn hơn. Ông cho rằng cần phải chú ý nhiều hơn đến quy định và đối với các nhà đổi mới thanh toán của khu vực tư nhân, hiện không nằm trong các thỏa thuận quản lý truyền thống được áp dụng cho các ngân hàng, công ty đầu tư và các trung gian tài chính khác. Cho đến nay, tiền điện tử không phải là một cách thuận tiện để thực hiện các khoản thanh toán.

Về phần mình, Fed dự kiến ra mắt một tài liệu thảo luận tập trung vào thanh toán kỹ thuật số và sẽ có một khoảng thời gian để theo dõi. Fed cũng cho biết trong một thông cáo rằng, những thay đổi công nghệ đang thay đổi nhanh chóng hệ thống thanh toán. “Cục Dự trữ Liên bang đang nghiên cứu những phát triển này và khám phá những cách mà nó có thể cải thiện vai trò của mình như một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán cốt lõi và là cơ quan phát hành tiền tệ của Hoa Kỳ” Fed nêu.

Đối với việc phát triển các loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), trọng tâm đang được giới đầu tư công nghệ tài chính quan tâm là liệu CBDC có thể cải thiện hệ thống thanh toán nội địa của Hoa Kỳ vốn đã an toàn, năng động và hiệu quả hay không?

Câu trả lời của Fed thì khá rõ ràng: “Chúng tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là bất kỳ CBDC tiềm năng nào cũng có thể đóng vai trò bổ sung, chứ không phải thay thế tiền mặt và các hình thức kỹ thuật số hiện tại của khu vực tư nhân bởi đồng USD, chẳng hạn như tiền gửi tại các ngân hàng thương mại“, ông Powell tuyên bố.

Như vậy có thể thấy, cùng với động thái mới đây của Trung Quốc, Mỹ cũng đang và sẽ tiếp tục siết chặt giao dịch tiền điện tử. Song song đó, họ có sự quan tâm nhất định đối với đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương. Và với tác động tiêu cực từ quyết định của một thị trường cung cấp năng lượng và chiếm tới 80% giao dịch tiền điện tử như Trung Quốc, nay đến lượt Mỹ giương gọng kìm siết hoạt động của các nhà đầu tư, thị trường tiền ảo toàn cầu có lẽ sẽ gặp hạn.

Tìm hiểu về Nước Úc – Đất nước thuộc TOP đáng sống nhất thế giới

0

Nhắc đến Úc là các bạn nghĩ đến 1 xứ sở thanh bình, chan hòa với thiên nhiên, đất đai rộng rãi và trù phú. Tôi xin cung cấp thêm 1 số thông tin cơ bản nữa về quốc gia này để các bạn có thêm lý do để chọn nước Úc làm nơi sinh sống, học tập và làm việc.

1. Khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, diện tích và dân số nước Úc

Khí hậu Úc : Nước Úc được mệnh danh là thiên đường về thời tiết và khí hậu, đặc biệt phù hợp cho các cộng đồng dân cư Châu Á trong đó có Việt Nam. Thời tiết một năm 4 mùa xuân – hạ – thu – đông. Nhiệt độ không khắc nghiệt, quá nóng hoặc quá lạnh như Canada, Mỹ hay Anh, Sydney nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng 25°C và mùa đông là 16°C

Giới thiệu đất nước Úc | Sài Gòn Toptravel
Nước Úc là một trong những nước đáng sống nhất trên thế giới

Tài nguyên thiên nhiên nước Úc : Do có diện tích tự nhiên lớn, phong phú nên nước Úc có nên Nông nghiệp đặc biệt phát triển và có nhiều SP nổi tiếng khắp thể giới như: Hoa qua tươi các loại, Thịt bò, Hải Sản các loại. Ngoài ra nước Úc được coi là cường quốc về quặng Sắt, Vàng, Than, Kẽm ..vv và sở hữu nhưng công ty khai mỏ số một thế giới.

Úc còn sở hữu những công viên và vườn quốc gia lớn nhất thế giới, ngay trong các thành phố lớn của Úc cũng đan xen nhiều công viên cây xanh đẹp và rộng lớn, giúp cho cuộc sống của cư dân tại đây thật yên bình và tươi đẹp.

Diện tích tự nhiên và dân số nước Úc : Tổng diện tích tự nhiên của nước Úc là 7,617,930 km2 (lớn thứ sáu thế giới) với hơn 23 triệu dân, trong khi Việt Nam diện tích chỉ đạt 331.698 km² (tương đương khoảng 1/23 nước Úc) nhưng dân số của Việt Nam 2013 ước tính tới 92 triệu dân (nhiều gấp 4 lần Úc).

Tài nguyên thiên nhiên nước Úc : Do có diện tích tự nhiên lớn, phong phú nên nước Úc có nên Nông nghiệp đặc biệt phát triển và có nhiều SP nổi tiếng khắp thể giới như: Hoa qua tươi các loại, Thịt bò, Hải Sản các loại. Ngoài ra nước Úc được coi là cường quốc về quặng Sắt, Vàng, Than, Kẽm ..vv và sở hữu nhưng công ty khai mỏ số một thế giới.

Úc còn sở hữu những công viên và vườn quốc gia lớn nhất thế giới, ngay trong các thành phố lớn của Úc cũng đan xen nhiều công viên cây xanh đẹp và rộng lớn, giúp cho cuộc sống của cư dân tại đây thật yên bình và tươi đẹp.

Diện tích tự nhiên và dân số nước Úc : Tổng diện tích tự nhiên của nước Úc là 7,617,930 km2 (lớn thứ sáu thế giới) với hơn 23 triệu dân, trong khi Việt Nam diện tích chỉ đạt 331.698 km² (tương đương khoảng 1/23 nước Úc) nhưng dân số của Việt Nam 2013 ước tính tới 92 triệu dân (nhiều gấp 4 lần Úc).

2. Xã hội và con người ở Úc 

Nước Úc là 1 trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới với thu nhập bình quân theo đầu người cao hơn Mỹ, Canada, Liên Hiệp Anh, Đức và Pháp. Nước này cũng được xếp hạng hai về chỉ số phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2013 chỉ sau Na Uy. Theo Cục Thống kê Úc, GDP tăng trưởng hàng năm trung bình đạt 3.49% từ năm 1960 – 2013.

Nước Úc được công nhận là nước có nền giáo dục đạt chất lượng hàng đầu thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu. Hệ thống các trường tại Úc đều được xếp hạng cao trên thế giới với nhiều trường lọt vào TOP 100 các trường tốt nhất của thế giới năm 2013. Ngoài ra, Úc còn dẫn đầu về số lượng và chất lượng các khóa Anh ngữ dành cho du học sinh nước ngoài.

Đất nước - Con người Úc - Du học Quốc tế Nhật Anh AVI
Nước Úc là một trong những nước đáng sống nhất trên thế giới

Chính sách an sinh xã hội và trợ cấp xã hội của Úc được coi là tốt hơn Mỹ, Canada, Anh và nhiều nước phát triển khác. Ví dụ: trong lĩnh vực giáo dục, học sinh từ mẫu giáo đến trung học đều được học miễn phí tại các trường công. Tuổi thọ trung bình của người dân là 82 tuổi. Hơn 72% số người trong độ tuổi từ 15 – 64 ở Australia có việc làm.

Một điều khác nữa so với Mỹ, việc quản lý và sử dụng súng tại Úc rất chặt chẽ. Do vậy, nước Úc thường được mọi người biết đến như một quốc gia An Toàn để sinh sống, học tập và làm việc.

Tại Úc không có phân biệt chủng tộc như các nước phát triển khác. Úc có hơn 200 cộng đồng dân cư từ khắp nơi trên thế giới hiện đang sinh sống và làm việc ổn định từ lâu,. Tại đây có hơn 260 ngôn ngữ được sử dụng, trong đó phổ biến nhất là tiếng Anh và tiếng Trung.

Cộng đồng người Việt Nam tại đây rất đông đảo (hơn 200 nghin người), vì vậy thực phẩm đặc trưng hương vị từ Việt Nam đều có sẵn tại nước Úc. Người Việt Nam ở đây có thể mua sắm, ăn uống mọi thứ như ở Việt Nam, thậm chí chất lượng thực phẩm đảm bảo hơn rất nhiều như hoa quả, cá, thịt, phở, bánh trưng, giò heo…v.v…

3. Khoảng cách và sự thuận tiện trong Sinh hoạt và Kinh doanh ở Úc 

Bay từ Hồ Chí Minh tới Úc chỉ mất 9 tiếng. Trong khi tới Mỹ, Anh và Canada phải từ 12 đến 15 tiếng hoặc lâu hơn.

Chênh lệch múi giờ giữa nước Úc và Việt Nam không nhiều (từ 2-4 tiếng tùy từng mùa), do đó khá thuận lợi để các doanh nhân, nhà kinh doanh tại Úc điều hành hoạt động và kinh doanh tại Việt Nam (khác khẳn Mỹ, Canada chênh lệch múi giờ so với Việt Nam từ 10- 15 tiếng).

Sử dụng cần sa với mục đích cá nhân bắt đầu được miễn tội tại lãnh thổ thủ đô Úc

0

Vào ngày 31 tháng giêng, lãnh thổ thủ đô ACT trở thành nơi đầu tiên trên nước Úc hủy bỏ án hình sự với việc sử dụng cần sa cho mục đích cá nhân. Đạo luật đã được thông qua hồi năm rồi và dấy lên những tranh luận sôi nổi, khi chính phủ liên bang cảnh cáo mọi người vẫn có thể bị truy tố về mặt hình sự đối với luật pháp liên bang. Thế nhưng một số người sử dụng cần sa tranh luận rằng, luật lệ của lãnh thổ thủ đô sẽ phá vỡ những điều cấm kỵ về chuyện nầy.

Là một nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp về tin học làm việc cho chính phủ tại Canberra, Josh có thói quen là hút vài hơi cần sa sau khi hết công việc trở về nhà và thói quen nầy bị xem là bất hợp pháp cho đến nay.

Anh nầy không muốn tiết lộ danh tính, bởi vì điều nầy có thể ảnh hưởng đến công việc của mình và tiếng nói cũng được chỉnh lại cho khác đi.

Anh cho biết, chỉ hút cần sa để giải trí mà thôi.

Cần sa y tế (CBD) là gì? Những điều cần biết về cần sa y tế CBD

“Vụ việc của tôi cũng giống như trường hợp một số người khi về nhà muốn uống một ly rượu, nhưng chẳng có chai rượu nào cả”.

“Với tôi, một vài hơi phì phà qua bình hút thuốc lào, hay chỉ 1 phần 4 của liều cần sa, là đủ cho tôi quên đi mọi mệt nhọc trong ngày và làm cho tôi phấn khởi trở lại”.

“Tôi chắc chắn không dự tính sẽ hút nhiều hơn, với tôi đó chỉ là quên đi những chuyện không hài lòng trong ngày mà thôi”, Josh.

Anh hoan nghênh lãnh thổ thủ đô trở thành nơi đầu tiên có luật pháp miễn tội hình sự, cho việc sử dụng cần sa với tính cách cá nhân.

Sau nhiều năm chiến đấu chống lại trầm cảm và lo lắng, anh cho biết chuyện nầy giúp anh có thể cân bằng trở lại.

“Có sự thay đổi lớn lao về cá tính của tôi, tôi trở thành người quan tâm đến môi trường xã hội và vật chất xung quanh, hướng ngoại nhiều hơn, ít bồn chồn lo lắng, ít trầm cảm hay xúc động, cũng như ít giận dữ”.

“Tôi trở nên thoải mái thêm hơn và bạn bè đều nhận thấy chuyện đó, đặc biệt là ở bà xã tôi”, Josh.

Nay việc sở hữu đến 50 gram cần sa khô, hay 150 gram cần sa tươi, được xem là hợp pháp tại Canberra.

Một người lớn có thể trồng 2 cây và một gia đình được phép trồng tối đa 4 cây.

Những người sử dụng cần bảo đảm rằng, công chúng hay trẻ em không thể vào nơi trồng những cây cần sa nầy được.

Người đứng đầu lãnh thổ thủ đô, ông Andrew Barr cho rằng, luật lệ nầy phản ảnh việc thay đổi giá trị của cộng đồng.

“Tôi nghĩ nó phản ảnh giá trị của cộng đồng nầy, mà chúng tôi muốn các cơ quan thi hành công lực chú tâm vào các tội trạng có tổ chức, hay việc sản xuất qui mô các chất cấm”.

“Chúng tôi không muốn xử phạt hay bêu xấu người sử dụng, đặc biệt là những người chỉ hút cần sa để giải trí với lượng nhỏ”, Andrew Barr.

Thế nhưng chính phủ liên bang cảnh cáo rằng, theo luật pháp liên bang việc nầy vẫn là một tội hình sự khi sở hữu cần sa và mặc dù có sự thay đổi như vậy, người sử dụng cần sa tại Canberra vẫn có thể bị truy tố.

Thủ tướng Scott Morrison cho biết.

“Các tiểu bang và lãnh thổ có quyết định riêng của họ, tùy theo thứ tự ưu tiên và tính chất phức tạp của chính phủ của họ”.

“Điều đó tùy thuộc vào họ và tôi hy vọng các cơ quan thi hành công lực ở cấp độ liên bang, sẽ thi hành các luật lệ liên hệ”, Scott Morrison.

Thành viên Lao động trong hội đồng Luật pháp Canberra vốn thúc đẩy đạo luật là ông Michael Petterson nói rằng, chính phủ liên bang chỉ tìm cách hù dọa mà thôi.

“Vẫn còn các vi phạm về việc sử dụng cần sa trên bình diện liên bang, điều nầy không cần phải bàn cải, thế nhưng những gì chúng ta đang nói rằng, có một sự bảo vệ cho vi phạm đó”.

“Việc bảo vệ nầy được chính phủ liên bang viết rằng, nếu việc sở hữu cần sa được miễn tội hay bào chữa của luật lệ tiểu bang hay lãnh thổ, thì việc đó cung cấp một sự bảo vệ hoàn toàn”, Michael Petterson.

Trong khi đó, chuyên gia về ma túy như tiến sĩ Nicole Lee, thuộc Viện Nghiên cứu Ma túy Toàn quốc đồng ý rằng, các lợi lộc vượt qua những trở ngại.

“Cuộc chiến chống ma túy đã được thành lập từ lâu và duy trì một mức độ cấm kỵ, với việc sử dụng ma túy nói chung”.

“Nó tiếp tục bị xem là một tội hình sự, khi việc sử dụng ma túy tiếp tục”.

“Vì vậy, một trong các lợi ích then chốt thực sự của việc miễn tội hình sự và đặt thành luật cho các loại ma túy khác, là nó chuyển từ một chuyện về hình sự sang một vấn đề về nhân quyền”, Nicole Lee.

Còn những người sử dụng cần sa nhằm mục đích giải trí như Josh thì cho rằng, việc thay đổi luật lệ sẽ dẫn đến sự thay đổi về quan điểm.

“Ý tưởng một số người trở về nhà rồi thưởng thức một ly rượu vang, thì cũng giống như một số người khác trở về nhà hút cần sa vậy”.

“Ý kiến về một kẻ hút sách chuyên nghiệp, ngày càng trở nên là chuyện rất thông thường trong thế hệ của tôi”, Josh.

Trong khi Josh hiểu rõ về hậu quả lâu dài của việc sử dụng cần sa, anh cho biết đó không phải là một giải pháp thường trực.

Việc buôn bán hay cung cấp ma túy vẫn là một tội hình sự.

Sydney và kế hoạch “Siêu đô thị 3 thành phố”

0

Các chính trị gia và nhà quy hoạch đô thị đã công bố một kế hoạch táo bạo về việc phân cấp thủ phủ bang NSW thành ba trung tâm lớn nhằm đối phó với thực trạng dân số ngày càng tăng.

Dân số Úc dự tính sẽ đạt 40 triệu người vào năm 2050. Sự mở rộng quy mô dân số kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các thành phố lớn đòi hỏi các chương trình quy hoạch đô thị phù hợp. Sydney là một trong những thành phố lớn nhất của Úc với dân số đang bùng nổ những năm gần đây do lượng nhập cư không ngừng gia tăng. Theo số liệu điều tra dân số năm 2016, có khảng 2,2 triệu người sinh sống tại Sydney, chiếm 9% dân số Úc. Nhìn chung cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng, giao thông công cộng không đảm bảo để đáp ứng nhu cầu của cư dân. Bên cạnh đó, khoảng cách phát triển và sự bất cân xứng giữa khu vực trung tâm thành phố với các vùng ngoại vi cũng đang nổi lên là vấn đề đáng lo ngại.

Thực trạng này thúc đẩy Ủy ban Phát triển Sydney (GSC) đưa ra giải pháp quy hoạch là phân cấp Sydney, xây dựng khu vực trung tâm thứ hai và thứ ba cho thành phố đến năm 2050. Đây được xem là một kế hoạch táo bạo và đầy tham vọng, biến Sydney thành “Siêu đô thị 3 thành phố”.

Định hình lại thành phố

Đề xuất của Ủy ban GSC nhằm mục đích tái cân bằng thành phố từ định hướng lịch sử, phát triển xung quanh khu vực trung tâm ban đầu của nó và chia Sydney thành ba thành phố vừa kết nối vừa độc lập.

Phân cấp Sydney: xây dựng 3 khu trung tâm đến năm 2050. Nguồn ảnh: The Guardian

Theo kế hoạch, khu trung tâm đầu tiên vẫn là “Thành phố cảng” – trung tâm hiện tại của Sydney. Khu vực này được phát triển bao quanh Bến cảng phía Đông, biểu tượng cho Sydney, trải dài từ Macquarie Park ở phía bắc đến Kogarah ở phía nam và tập trung các tòa nhà di sản.

Khu trung tâm thứ hai sẽ là “Thành phố sông” được xây dựng ở Parramatta, miền trung Sydney, cùng một loạt các công trình phát triển mới lân cận, bao gồm cả các tòa chung cư cao tầng. Đây được xem là quy hoạch có tính lịch sử đối với Parramatta.

Khu trung tâm thứ ba dự kiến là “Thành phố công viên” nằm phía Tây thành phố, tập trung quanh khu vực sân bay thứ hai của Sydney tại Badgerys Creek. Việc vận hành một sân bay mới và kiến thiết cơ sở hạ tầng kết nối ở Thành phố Công viên có tiềm năng đưa khu trung tâm thứ ba này thành thế phát triển mới để cân bằng lực kéo của thành phố cảng phía đông.

Thành phố công viên phía Tây với cơ hội trở thành đối trọng cân bằng phát triển với trung tâm Sydney hiện tại. Nguồn ảnh: The Guardian

“Thành phố 30 phút”

Với việc có 3 trung tâm, lý tưởng nhất là hầu hết cư dân sẽ chỉ mất 30 phút để đến nơi làm việc, trường học, các cơ sở chăm sóc sức khỏe và dịch vụ thiết yếu. Trong khi nhiều ý kiến cho rằng, hạn chế lượng dân nhập cư là giải pháp cho tình trạng quá tải dân số và các hệ lụy của nó tại Sydney thì kế hoạch này của Ủy ban GSC được xem là một cơ hội “đổi mới đô thị” tích cực và trong tương lai không xa, có thể đưa Sydney trở thành thành phố toàn cầu vừa có sự đa dạng văn hóa vừa thịnh vượng về kinh tế. Kiến trúc sư, nhà thiết kế đô thị Craig Allchin, người đã làm việc trong các chiến lược đô thị năm 2005 và 2010 đánh giá cao kế hoạch của Ủy ban GSC: “Họ đang cố gắng giải quyết tất cả những điều mà chúng ta lo lắng trong thành phố: khả năng chi trả nhà ở, sinh kế, thay đổi nhân khẩu học, tăng dân số, biến đổi khí hậu”. Theo Bộ trưởng Di trú Alan Tudge, nếu có thể giảm áp lực lên các thành phố lớn và tạo điều kiện giải quyết các vấn đề này thì nước Úc sẽ thực sự đạt được hai mục tiêu hơn là một.

Tuy nhiên, để kế hoạch này đi vào thực tế, đòi hỏi phải có sự hợp tác và đầu tư chưa từng có từ tất cả các cấp chính quyền. Đây là một kế hoạch “bất thường” từng được đưa ra ở cấp độ cải cách hành chính và nếu được hiện thực hóa sẽ đưa Sydney trở thành thành phố duy nhất trên toàn cầu phá vỡ được lực kéo của chỉ một thành phố trung tâm.

Úc xây dựng bãi thử tên lửa tư nhân lớn nhất thế giới

0

Bãi thử tên lửa tư nhân Koonibba sẽ bao trùm 145km đất của người thổ dân, nằm ở vị trí cách thành phố Adelaide gần 600km về phía Tây Bắc.

Cơ sở thử nghiệm tên lửa tư nhân lớn nhất thế giới đang được xúc tiến xây dựng tại Nam Úc

Hãng kỹ thuật không gian Southern Launch đã công bố kế hoạch xây dựng bãi thử tên lửa ở khu vực Nam Úc.

Đây sẽ là bãi thử thứ hai được công ty có trụ sở ở thành phố Adelaide này xây dựng ở Nam Úc.

Bãi thử Koonibba này sẽ bao trùm 145km đất của người thổ dân, nằm ở vị trí cách thành phố Adelaide gần 600km về phía Tây Bắc.

Bãi thử sẽ được công ty sử dụng để thử nghiệm và thu hồi tên lửa trước khi chúng được phóng vào quỹ đạo từ bãi phóng Orbital Launch Complex.

Giám đốc điều hành Southern Launch Lloyd Damp cho biết công ty đang hợp tác với các công ty, các trường đại học, các tổ chức và các cơ quan không gian vũ trụ khác trên khắp thế giới, để họ có thể thử nghiệm tên lửa tại bãi thử Koonibba.

Hồi năm 2018, Chính phủ Úc đã thành lập Cơ quan Vũ trụ Úc với trụ sở đặt tại Adelaide. Cơ quan trên này có nhiệm vụ hiện thực hóa mục tiêu của chính phủ là tới năm 2030 sẽ đưa ngành công nghiệp vũ trụ Úc tăng gấp 3 doanh thu lên 12 tỷ AUD (8,1 tỷ USD) và tạo thêm 20.000 việc làm mới.