Tuesday,September,10
spot_img
Tuesday, September 10, 2024
Dịch vụ công
    HomeCông nghệTận dụng công nghệ để chống dịch

    Tận dụng công nghệ để chống dịch

    TTO – Với thế mạnh nhiều năm liền đứng đầu các chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), trong đợt dịch COVID-19 lần này nhiều đơn vị ở Đà Nẵng tận dụng tối đa ưu thế trực tuyến để phòng dịch.

    • Thuê máy bay làm đám cưới trên không để né quy định chống dịch
    • Đại lễ Phật đản 2021 tổ chức nội bộ, đảm bảo phòng chống dịch COVID-19
    • Trao hơn 54 tỉ đồng cho Bộ Quốc phòng phục vụ công tác chống dịch
    Tận dụng công nghệ để chống dịch - Ảnh 1.
    Bệnh nhân và người nhà có thể khai báo tại nhà hoặc tới bệnh viện khai báo qua phần mềm tại các bệnh viện ở Đà Nẵng – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

    Bệnh viện tư vấn khám bệnh, khai báo y tế trực tuyến, cơ quan công sở cũng khuyến khích người dân làm thủ tục hành chính qua mạng.

    Khai báo từ xa, khám bệnh qua mạng

    Hạn chế đến nơi đông người hết mức có thể nhưng ông Huỳnh Hoa không có sự lựa chọn nào khác khi biến chứng của bệnh gout làm tay chân sưng phù. Khi thấy huyết áp của ông Hoa bất thường, người con trai phải đưa ông từ quận Cẩm Lệ đến ngay bệnh viện. Trên đường di chuyển, người con dâu của ông cũng kịp mở điện thoại để điền các thông tin khai báo y tế. 

    “Cha tôi lớn tuổi nên cứ phải tránh chỗ đông người cho chắc ăn. Tôi tranh thủ khai báo y tế trước để đến nơi không phải đứng xếp hàng chờ khai báo” – chị Hồng, con dâu ông Hoa, giải thích.

    Theo chị Hồng, do trước đó ông Hoa từng nhiều lần nhập viện nên chị đã sớm nắm các thủ tục y tế cần phải làm trong mùa dịch. Nhờ vậy mà tiết kiệm được thời gian cũng như hạn chế nguy cơ lây nhiễm qua việc tiếp xúc.

    Tại Bệnh viện đa khoa Gia Đình việc triển khai ứng dụng công nghệ được triển khai nhiều năm nay để vừa tích hợp các cơ sở dữ liệu cho bệnh nhân, vừa tiện theo dõi cho bác sĩ. Từ đầu năm 2020, ứng dụng FAMILY-COVID19 do đơn vị này tự phát triển hướng tới mục tiêu khai báo y tế tại nhà, vừa tăng cường hiệu quả sàng lọc, phản ứng nhanh hơn với các thông tin do người bệnh cung cấp.

    Trong trường hợp người bệnh, người thân thực hiện khai báo y tế trước tại nhà, dựa trên thông tin khai báo, mỗi người sẽ được hệ thống đánh giá thang điểm. Tùy theo thang điểm mà các bệnh nhân sẽ được sắp xếp theo các diện nguy cơ khác nhau. Từ đó bệnh nhân sẽ được phân chia ở khu vực khám sàng lọc – cách ly – chuyển tiếp và thực hiện các biện pháp phòng hộ cần thiết nhằm tránh lây nhiễm ra cộng đồng cho người có triệu chứng liên quan đến các ca mắc COVID-19.

    Trong khi đó, rút kinh nghiệm từ đợt dịch hồi năm 2020, Bệnh viện 199 (Bộ Công an đóng tại Đà Nẵng) đã phát triển mạnh các ứng dụng liên quan đến khám bệnh trực tuyến, đặt lịch khám qua mạng. Ông Trương Xuân Hùng, phó giám đốc Bệnh viện 199, cho biết trừ những trường hợp bất khả kháng, việc hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp là cần thiết, nhất là những đối tượng dễ bị tổn thương. Vì vậy qua một thời gian thử nghiệm, bệnh viện đã triển khai dịch vụ đặt lịch và khám bệnh qua ứng dụng iSofHcare.

    Hình thức khám bệnh từ xa này giúp bác sĩ dễ dàng trao đổi với các bệnh nhân mà không cần đến cơ sở y tế. “Chỉ cần bệnh nhân đăng ký qua app là sẽ có người liên lạc trực tiếp hướng dẫn. Việc khám bệnh này đặc biệt phù hợp với các bệnh lý mãn tính” – bác sĩ Hùng cho hay.

    Giải quyết hồ sơ qua mạng

    Nhiều năm xây dựng “hạ tầng của hạ tầng”, đến nay tỉ lệ người dân làm quen với các thủ tục hành chính qua môi trường mạng ở Đà Nẵng đã liên tục tăng qua thời gian. Với đa số các thủ tục liên quan đến đời sống thường nhật, người dân có thể ngồi tại nhà để làm hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện. 

    Muốn chọn ngày đẹp để khai trương quán nhưng lại không muốn đến nơi đông người, anh Lê Tâm (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) đã làm hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi nộp hồ sơ, anh Tâm mở máy theo dõi tiến độ giải quyết giấy đăng ký kinh doanh của mình và được xác nhận sẽ được giao trả tận nhà trong vài ngày tới.

    Ông Lê Kim Hùng, trưởng Phòng nội vụ quận Cẩm Lệ, cho rằng trong bối cảnh hạn chế tập trung đông người để phòng dịch là “môi trường” lý tưởng thúc đẩy người dân làm quen với các thủ tục qua mạng. 

    Ông Hùng cho biết hiện nay các thủ tục làm trực tuyến mà người dân thực hiện nhiều nhất ở quận liên quan đến nhóm thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 

    “Không phải riêng mùa dịch mà từ lâu nay chúng tôi luôn khuyến khích người dân giải quyết hồ sơ qua mạng. Với đặc điểm người dân vùng thành phố, mức độ phổ cập CNTT tương đối tốt thì cần tận dụng tối đa để vừa chống dịch, vừa bình thường hóa các hoạt động” – ông Hùng nhận định.

    Ngoài ra, theo ông Hùng, vừa qua hệ thống thông tin chính quyền điện tử, hệ thống họp trực tuyến cũng đã được tận dụng tối đa để bảo đảm trao đổi giữa các đơn vị với nhau, tạo điều kiện tốt để xử lý công việc trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.

    Theo Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, sự thành công của việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến có sự đóng góp quyết định từ người dân và doanh nghiệp. Bởi hiện tỉ lệ thủ tục hành chính được trực tuyến hóa ở mức 3, 4 của TP Đà Nẵng đã đạt con số hơn 95%. 

    Sở này cũng khẳng định với hệ thống chính quyền điện tử mà TP Đà Nẵng xây dựng trong nhiều năm qua, nếu người dân nộp hồ sơ trực tuyến hoàn toàn thì các cơ quan chính quyền TP đủ năng lực đáp ứng.

    RELATED ARTICLES
    - Advertisment -
    Google search engine

    Most Popular

    Recent Comments