Home Blog Page 4

3 bảo tàng ma quái tại Mỹ

0

Tại Mỹ có những bảo tàng trưng bày các hiện vật bị đồn là ma ám, trong số đó là bảo tàng Warren nổi tiếng sau loạt phim The Conjuring.

Đến Mỹ, những người yêu du lịch thích khám phá hiện tượng siêu nhiên có thể tìm thấy một số bảo tàng ma quái. Những hiện vật được trưng bày có vẻ ngoài tưởng chừng vô hại, song tận mắt chứng kiến và khám phá câu chuyện đằng sau chúng vẫn là trải nghiệm hoàn toàn khác so với xem phim kinh dị trên màn ảnh.

Bảo tàng Ma ám của Zak Bagans

Zak Bagans là một diễn viên Mỹ, nổi tiếng nhờ loạt chương trình về chủ đề siêu nhiên trên kênh truyền hình du lịch. Anh đã tự tay tuyển chọn và thiết kế các tour tham quan bảo tàng, kể cho khách những câu chuyện “rợn gáy” về những nghi lễ độc ác từng diễn ra trong Dinh thự Wengert vào năm 1938, kết hợp với các bộ sưu tập ma ám mà anh thu nhập được. Tham quan bảo tàng, du khách sẽ được đi qua những hành lang có những lối đi bí mật, hơn 30 căn phòng chứa các đồ vật ma ám như chiếc xe “Death Van” của tiến sĩ Jack Kevorkian, các mảnh xương của Charles Manson, những gì có thật tạo cảm hứng cho phim The Conjuring 3, búp bê Peggy và đối mặt với chiếc hộp bí ẩn Dybbuk.

Zak Bagans chụp ảnh cùng chiếc hộp Dybbuk, một hiện vật ma ám theo thần thoại Do Thái. Ảnh: Las Vegas Review-Journal
Zak Bagans chụp ảnh cùng chiếc hộp Dybbuk, một hiện vật ma ám theo thần thoại Do Thái. Ảnh: Las Vegas Review-Journal

Hộp Dybbuk được cho là đã đem tai ương đến cho nhiều người. Rapper Post Malone sau khi tham quan bảo tàng đã gặp phải một tai nạn xe hơi nghiêm trọng, trải qua một vụ cướp ngân hàng và gặp sự cố cần hạ cánh khẩn cấp khi đang trên máy bay. Khách đến tham quan bảo tàng được khuyến cáo không nên đứng gần bất kỳ hiện vật nào.

Bảo tàng Huyền bí của nhà Warren

Những người hâm mộ loạt phim The Conjuring chắc hẳn không xa lạ cái tên Warren. Bộ phim dựa trên các sự kiện có thật mà đôi vợ chồng nhà Warrens, những người chuyên điều tra về các sự kiện huyền bí gặp phải. Những hiện vật trong bảo tàng được các nhà làm phim lấy cảm hứng để viết kịch bản phim Bên trong bảo tàng trưng bày búp bê Raggedy Ann, là nguyên mẫu của búp bê Annabelle nổi tiếng trên màn ảnh rộng; chiếc gương bí ẩn được cho là đã được sử dụng trong các nghi lễ huyền bí tại khu rừng ở Connecticut…

Lorraine Warren chụp tại bảo tàng, đằng sau là búp bê Raggedy Ann ma quái đặt trong hộp có ánh sáng đỏ. Ảnh: Pinterest
Lorraine Warren chụp tại bảo tàng, đằng sau là búp bê Raggedy Ann ma quái đặt trong hộp có ánh sáng đỏ. Ảnh: Pinterest

Bảo tàng nằm ở Monroe, Connecticut. Người chồng, Ed Warren đã qua đời vào năm 2006, song Lorraine Warren và con trai mình vẫn chăm sóc bảo tàng.

Bảo tàng Quốc gia về Hiện tượng siêu nhiên

Địa danh nằm ở Moundsville, West Virginia, là điểm dừng cho những ai bị mê hoặc bởi những hiện tượng không lý giải được. Bảo tàng còn có tên gọi là “Kho lưu trữ của thế giới bên kia” do có nhiều hiện vật bí ẩn. Ngoài những món đồ huyền bí, du khách còn có thể thấy những món đồ mang giá trị lịch sử được trưng bày từ các cuộc chiến trong quá khứ hay di vật từ nhà tù tiểu bang West Virginia, như chiếc mũ hành quyết của ghế điện “Old Sparky”.

Cuốn sách của một đứa trẻ từ ngôi nhà nơi diễn ra vụ án mạng chết 4 người. Ảnh: Hummel1600
Cuốn sách của một đứa trẻ từ ngôi nhà nơi diễn ra vụ án mạng chết 4 người. Ảnh: Hummel1600

Những người tò mò về các công việc ghê rợn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng công cụ ướp xác. Bảo tàng còn có bộ sưu tập được tặng bởi các nhà ngoại cảm. Một trong số này là búp bê Annie, được cho là có thể ám bất cứ ai bước vào và có vẻ ngoài giống nó.

10 quốc gia du khách muốn tới sống nhất

0

Người Mỹ muốn chuyển đến Nhật Bản, còn người Nga muốn đến Mỹ để tái định cư nhất.

Trong 9 tháng đầu năm, Google chứng kiến sự gia tăng 29% của người dùng trong việc tìm kiếm thông tin “cách chuyển ra nước ngoài sinh sống”. Dựa vào các số liệu tìm kiếm này, nhà cung cấp dịch vụ tài chính Remitly đã công bố danh sách 10 quốc gia mà du khách muốn chuyển tới để tái định cư nhất trên tổng số 101 đất nước.

Khu vực châu Đại Dương, những người New Zealand muốn tới Fiji còn người Fiji lại chọn xứ sở chim kiwi là nơi mình mong được định cư nhất. Ảnh: Remitly
Khu vực châu Đại Dương, những người New Zealand muốn tới Fiji còn người Fiji lại chọn xứ sở chim kiwi là nơi mình mong được định cư nhất. Ảnh: Remitly

Theo đó, Canada là nơi được người dân nhiều nước muốn chuyển đến sống nhất, với hơn 30 nước. Một trong những tiêu chí mà người dân lựa chọn Canada là chỉ số hòa bình toàn cầu. Họ cho rằng đây là nơi an toàn nhất để sống, và ngưỡng mộ tỷ lệ thất nghiệp thấp. Ngoài ra, quốc gia này còn được biết đến với phong cảnh đẹp, người dân thân thiện, việc làm lương cao…

Nhật Bản đứng thứ hai với 13 quốc gia có người dân muốn tới. Tây Ban Nha đứng thứ 3 với con số 12 nước. Đức đứng thứ 4 với 8 nước lựa chọn. Các vị trí còn lại thuộc về Qatar, Australia, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha. Mỹ và Anh cùng đứng hạng 9, khi chỉ có phần lớn người dân ở hai nước muốn chọn các quốc gia này làm điểm dừng chân.

Tại khu vực châu Á, Qatar là điểm đến được mong đợi nhất cho một sự khởi đầu mới với người dân ở Arab Saudi còn người Nhật muốn tới Anh. Người Nga muốn tới Mỹ. Người Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào, Indonesia, Philippines muốn chuyển tới Nhật Bản; trong khi đó nhiều người Việt Nam muốn tới Hàn Quốc. Người Singapore, Malaysia muốn tới Australia.

Jago McKenzie, giám đốc kinh doanh tại Remitly cho biết một số lý do chính khiến mọi người tìm kiếm việc chuyển đến một quốc gia khác là cơ hội việc làm cao, lương cao, chất lượng cuộc sống tốt. Ngoài ra, họ cũng quan tâm đến việc có thể gửi được nhiều tiền về cho gia đình.

Bán Xe Cũ Không Ai Mua ở California

0

Nếu bạn không thể bán chiếc xe cũ thì phải bán sắt vụn hoặc có thể mất tiền để bỏ chiếc xe cũ của mình đi tái chế. Nhiều chiếc xe cũ bạn không thể lái được nữa vì mất an toàn, nhưng không thể bán vì không ai muốn mua mà cứ chiếm chỗ đỗ xe.

Tiểu bang California có chương trình thu mua xe cũ của cư dân nhằm cải thiện tình trạng không khí và giảm thiểu khí thải. Các xe cũ khi đã chạy hơn 15 năm thường rất khó bán và có khí thải rất nhiều.

bán xe cũ không ai mua ở mỹ
bán xe cũ không ai mua ở mỹ

Chương trình mua lại xe cũ này là “Vehicle Retirement Program” do BAR điều hành và sẽ có một khoảng thời gian trong năm sẽ nhận hồ sơ.

Nếu như bạn có một chiếc xe cũ và không thể bán được thì có thể bán cho chương trình này từ $1000 đến $1,500 cho mỗi chiếc xe cũ.

Hoặc nếu bạn đủ điều kiện thì có thể được giúp sữa xe với chi phí lên đến $500 nhằm giúp xe đạt đủ điều kiện lưu thông.

Nếu như bạn ở tiểu bang khác thì cũng có thể tìm kiếm trên trang mạng của tiểu bang mình và họ cũng có thể có chương trình giống như vậy.

1. Điều kiện để nộp đơn bán xe cũ

Bạn có thể coi điều kiện ở đây “Vehicle Retirement Requirements“. Thông thường thì xe của bạn chỉ cần hội đủ các điều kiện sau là đủ:

  • Kiểm tra khói bị rớt (Fail smog check) và có thể kiểm tra vào lúc nào. Nhớ kèm theo bản kiểm tra này khi nộp đơn thì hồ sơ sẽ giải quyết nhanh hơn.
  • Xe phải còn chạy được để bạn chạy tới nơi mua xe của chính phủ để họ kiểm tra trước khi mua xe và đưa bạn chi phiếu cho việc bán xe.
  • Xe của bạn phải còn đăng ký trong vòng 60 ngày. Người bán xe phải là người đứng tên trên giấy tờ chủ quyền xe (Car Title).

2. Quá trình chờ đợi khi nộp đơn

Trước tiên bạn cần kiểm tra xe BAR có nhận đơn mua xe cũ hay không bằng cách vào website của BAR.

 Hiện tại thì bạn có thể nộp đơn vào bất kỳ lúc nào. Đơn sẽ được giải quyết theo số quỹ tiền có cho chương trình tùy theo mỗi năm.

Tùy theo tình trạng chiếc xe của bạn thì bạn chọn một trong ba phương án sau:

Dựa vào các điều kiện có trên BAR thì bạn sẽ xác định được bạn muốn trường hợp nào và sau đó có thể điền đơn trên trang của BAR luôn hoặc điền đơn bằng cách in mẫu đơn ra.

Bước cuối cùng là gửi mẫu đơn này kèm theo giấy thử khói, và mẫu khai thuế hoặc W2 để chứng minh tài chính.

Nếu không có giấy tờ để chứng minh tài chính thì có thể sử dụng các lá thư chứng nhận như: Cal Fresh, CalWorks, Medi-Cal, SSI, Social Security, hoặc Unemployment, Disability.

3. Sau khi nộp đơn bán xe cũ

Thông thường thì bạn sẽ phải chờ 10 – 14 ngày và nhận được thư chấp thuận việc bán xe cho chính phủ. Hoặc bạn có thể kiểm tra online nếu thấy đợi quá lâu.

kiểm tra thông tin

Trong lá thư chấp thuận này sẽ có hướng dẫn để bạn lái xe tới chỗ thu mua xe của chính phủ “Contracted Auto Dismantlers” và bạn chọn chỗ gần mình nhất để lái xe tới cho họ. Việc điền mẫu đơn này rất dễ và bạn hoàn toàn có thể tự làm được.

5 nguyên nhân dẫn tới việc bạn bị từ chối là:

  • Xe đang thay đổi giao dịch sở hữu
  • Người nộp đơn không phải là chủ sở hữu của chiếc xe
  • Người nộp đơn gần đây đã bán xe cho chính phủ trong vòng 12 tháng.
  • Xe không được đăng ký trong vòng hai năm liên tiếp trước đó tại California.
  • Xe có tình trạng là xe rác (Junk Vehicle).

Nếu có thắc mắc thì bạn có thể coi thêm ở mục những câu hỏi thường xuyên nhằm được giải đáp. Hoặc nếu như bạn không thể bán xe cho chính phủ thì có thể tham khảo bán xe như sắt vụn ở CarBrain.

Sau khi bán được xe cũ của mình rồi thì bạn có thể tham khảo thêm việc dùng số tiền này để mua một chiếc xe mới trả góp hoặc xe cũ ngon hơn.

Trẻ Đeo Tai Nghe Thường Xuyên Có Nguy Cơ Cao Gặp Vấn Đề Nghiêm Trọng Về Thính Giác Và Cách Phòng Ngừa

0

Ngày nay, việc trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, TV, tai nghe từ sớm là khá phổ biến. Vì vậy, cần phải nắm những biện pháp an toàn để bảo vệ trẻ.

Trẻ đeo tai nghe thường xuyên có nguy cơ cao gặp vấn đề nghiêm trọng về thính giác và cách phòng ngừaẢnh minh họa (Nguồn: Ben Mullins/Unsplash)

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc trẻ nhỏ sử dụng thiết bị điện tử rất khó tránh khỏi. Không chỉ việc nhìn vào màn hình điện thoại, TV quá lâu sẽ ảnh hưởng tới trẻ nhỏ mà việc đeo tai nghe quá lâu cũng ảnh hưởng không tốt tới trẻ, đặc biệt là ở khả năng hoạt động của thính giác.

Khi sử dụng tai nghe ở một cường độ cao trong thời gian dài, thính giác của người nghe có thể bị ảnh hưởng một cách âm thầm. Việc trẻ em sử dụng tai nghe từ sớm sẽ khiến vấn đề này xảy đến sớm hơn và rất khó kiểm soát.

Để tránh ảnh hưởng tới thính giác khi cho trẻ nhỏ sử dụng tai nghe, cần chú ý tới những biện pháp sau đây.

Kiểm tra âm lượng và thời lượng sử dụng tai nghe

Để đảm bảo an toàn cho thính giác, trẻ nhỏ cũng như người lớn không nên chỉnh âm lượng vượt mốc 85dB. Mốc này tương đương với độ ồn của âm thanh khi tham gia giao thông hay tiếng động của máy cắt cỏ.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), bất cứ thứ gì phát ra tiếng ồn trên 70dB như máy giặt, đeo tai nghe trong thời gian dài cũng có thể gây hại. Thậm chí, con người cũng có thể bị mất thính lực nếu như phải nghe âm thanh trên 105dB phát ra từ điện thoại hay tai nghe trong chưa tới 5 phút.

Nên lưu ý rằng tiếng ồn có thể được tích luỹ, nghĩa là khi nghe âm thanh càng lâu, tiếng ồn sẽ càng lớn bởi khi âm lượng/thời lượng tăng lên thì thính giác sẽ được điều chỉnh giảm xuống. Do đó nếu đeo tai nghe trong một thời gian dài dù để âm lượng ở mức vừa phải cũng sẽ rất ảnh hưởng tới trẻ em.

Lựa chọn loại tai nghe phù hợp

Hãy lựa chọn một loại tai nghe phù hợp với trẻ em, đảm bảo an toàn cho chúng. Thường những tai nghe dành cho trẻ em sẽ có âm lượng tối đa là 85dB.

Ngoài ra, có thể lựa chọn tai nghe chống ồn, có thể lọc tiếng ồn xung quanh, giúp trẻ nghe rõ thông tin mà không cần phải tăng âm lượng lên quá cao. Tuy nhiên, vì lọc tiếng ồn nên tránh cho trẻ sử dụng tai nghe chống ồn khi đang di chuyển, tham gia giao thông vì sẽ khó nắm bắt được môi trường xung quanh.

Xác định mức độ âm lượng/độ ồn tai nghe phát ra

Không dễ để xác định cường độ âm thanh phát ra từ tai nghe, thiết bị cá nhân ở múc bao nhiêu dB. Nhưng có một cách đơn giản là có thể thử nói chuyện với trẻ nhỏ khi chúng đang đeo tai nghe ở khoảng cách một sải tay. Nếu chúng không nghe thấy tiếng người đối diện nói, nghĩa là chúng đang nghe ở một mức âm lượng quá lớn.

Ngoài ra, cũng có một số ứng dụng có thể đo được cường độ âm thanh phát ra từ điện thoại. Tuy nhiên, cách tốt nhất là hãy áp dụng mẹo ở trên để xác định trẻ nhỏ có đang nghe ở mức âm lượng quá lớn hay không.

Theo Dr. Brian Fligor, một nhà thính học nhi khoa ở Boston, cho biết rằng khi trẻ nói “Cái gì?” thường xuyên có khả năng cao là đang gặp phải vấn đề về thính giác. Một số triệu chứng phổ biến khi gặp phải vấn đề thính giác là có tiếng ù, nghẹt trong tai, riêng rung, đập, tai nhạy cảm hoặc đau.

WHO Cảnh Báo Làm Việc Trên 55 Giờ Mỗi Tuần Sẽ Làm Tăng Khả Năng Đột Quỵ Và Tử Vong

0

WHO cảnh báo người làm việc trên 55 giờ mỗi tuần có nguy cơ đột quỵ và tử vong cao hơn so với người làm việc dưới 40 giờ mỗi tuần.

WHO cảnh báo làm việc trên 55 giờ mỗi tuần sẽ làm tăng khả năng đột quỵ và tử vongẢnh minh họa – Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Nguồn: Fabrice Coffrini/POOL/AFP/Getty)

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết rằng người làm việc trên 55 giờ mỗi tuần có nguy cơ tử vong do đột quỵ cao hơn bình thường. Đáng chú ý hơn là thói quen làm việc nhiều có xu hướng gia tăng do đại dịch COVID-19.

Bà Maria Neira, giám đốc bộ phận biến đổi khí hậu, môi trường và sức khỏe của WHO cho biết rằng:

Làm việc 55 giờ trở lên mỗi tuần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn kêu gọi nhiều hành động hơn và bảo vệ nhiều hơn đối với người lao động.

Theo thống kê đăng tải trên tạp chí Environment International, trong năm 2016 đã có tới 745,000 người chết vì đột quỵ và các bệnh liên quan tới tim mạch do làm việc với cường độ cao, thời gian dài hơn. Con số tử vong này đã tăng lên 30% lên khoảng 1 triệu người vào năm 2020.

Theo nghiên cứu chung của WHO và Tổ chức Lao động thế giới được phân tích trên 194 quốc gia trong giai đoạn 2000-2016 thì khoảng 72% số người tử vong là nam giới và nằm trong độ tuổi trung niên. Hầu hết trong số đó là những người sống ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật và Úc.

Hơn nữa, những người làm việc trên 55 giờ mỗi tuần có nguy cơ đột quỵ cao hơn 35% và nguy cơ tử vong vì bệnh tim do thiếu máu cục bộ cao hơn 17% so với người bình thường chỉ làm việc từ 35 đến 40 giờ mỗi tuần.

Đáng chú ý là do đại dịch COVID-19, mọi người cũng dành nhiều thời gian để làm việc hơn. Theo WHO thì khoảng 9% người làm nhiều giờ hơn do đại dịch COVID-19.

Cách chuyển đổi VISA Du học Mỹ sang VISA định cư Mỹ

Mỹ trong mắt học sinh quốc tế luôn là “thiên đường” mà bất cứ ai cũng khao khát được học tập và sinh sống lâu dài tại đây. Tuy nhiên mỗi quốc gia có một chính sách nhập cư riêng và chính sách này tại Mỹ được đánh giá là tương đối khắt khe, đặc biệt là sau khi tổng thống Donald Trump đắc cử năm 2017. Du học sinh thường đặt ra câu hỏi như sau: “Du học Mỹ có cơ hội định cư sau tốt nghiệp không?”. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Về nguyên tắc, du học sinh không được phép định cư tại Mỹ

Bạn nào từng phải loay hoay chuẩn bị hồ sơ xin cấp Visa du học Mỹ chắc chắn sẽ hiểu rõ rằng việc chứng minh mục đích học tập rõ ràng để lãnh sự quán không nghi ngờ bạn có ý định ở lại Mỹ làm việc là một điều vô cùng quan trọng. Học sinh có ý định du học Mỹ với mục đích định cư lâu dài tại đây sẽ rất dễ bị đánh trượt Visa vì lý do học tập không chính đáng. Thực tế là trong hồ sơ visa cấp cho du học sinh cũng đã ghi rõ thời gian bạn được ở lại nước Mỹ tương đương với thời gian học tập. Sau khi kết thúc khóa học các bạn sẽ phải lập tức trở về nước ngay.

Vấn đề định cư sau tốt nghiệp tại Mỹ sẽ còn khắt khe hơn rất nhiều lần nếu bạn đi du học theo diện Visa F1. Visa F1 hay còn được gọi là Thị thực F1 được cấp cho du học sinh có ý định tham gia một khóa học hoặc khóa tiếng Anh ở các trường Đại học tại Mỹ. Du học sinh được cấp thị thực F1 phải bảo đảm duy trì việc học toàn thời gian (full-time student status) trong suốt thời hạn của thị thực.

Sau khi khóa học kết thúc, du học sinh có quyền lưu trú thêm 60 ngày tại Mỹ. Du học sinh phải hoàn tất khóa học theo thời hạn được ghi trên I-20 (Giấy Chứng nhận Đủ Điều kiện dành cho Sinh viên Không Di dân – được cấp bởi các trường Đại học Hoa Kỳ chứng nhận sinh viên được chấp thuận học tập ở trường).

>>> Tuy nhiên, không có gì là không thể, vẫn có những trường hợp ngoại lệ và có những con đường đặc biệt để bạn có thể được cấp thẻ xanh và định cư hợp pháp tại Mỹ!

4 Cách giúp du học sinh đường đường chính chính ở lại Mỹ làm việc sau tốt nghiệp

Tùy thuộc vào loại visa du học Mỹ sinh viên mà thời gian được phép ở lại Mỹ sau khi hoàn thành khóa học sẽ khác nhau. Đối với sinh viên F-1 sẽ có thời gian lưu trú là 60 ngày, trong khi visa M-1 và J-1 chỉ có 30 ngày. Trước khi visa hết hạn, có 4  phương án để bạn tiếp tục được ở lại Mỹ, một là tiếp tục xin cấp Visa lao động dưới sự bảo hộ của một công ty tại Mỹ, hai là tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo tại Mỹ, ba là đầu tư tại Mỹ và bốn là kết hôn với người bản địa Mỹ . Nếu không, bạn sẽ bị buộc phải rời nước Mỹ và xin lại visa ở Việt Nam. Hãy tìm hiểu thật cẩn thận 04 “cánh cửa định cư” này để đưa ra quyết định sáng suốt nhất trong giấc mơ định cư tại Mỹ của mình:

1.     Xin cấp thị thực lao động

Có nhiều loại Thị thực lao động khác nhau, nếu bạn là sinh viên quốc tế muốn ở lại Mỹ sau tốt nghiệp nhưng không muốn tiếp tục tham gia vào một chương trình đào tạo khác thì bạn cần nộp đơn xin Thị thực tạm thời (H-1B) dưới sự đảm bảo của một công ty. Loại Thị thực này cho phép bạn lưu lại Mỹ lên đến 3 năm, và có thể gia hạn lên tối đa 6 năm. Để làm được điều đó bạn phải xin được việc ở một công ty bên Mỹ, công ty đó sẽ lo cho bạn có Greencard (thẻ xanh) và chuyện ở lại Mỹ là vấn đề không khó khi xin được visa H1-B.

Tuy nhiên, các thủ tục hành chính để xin Thị thực của Mỹ rất cồng kềnh và phức tạp, bạn hầu như sẽ không đủ điều kiện xin được khi còn là sinh viên, thậm chí với một người vừa mới tốt nghiệp ra trường thì “kịch bản” đó rất khó xảy ra cho dù bạn làm việc ở những công ty lớn như Facebook hay Google.

Bạn có thể xem thông tin chi tiết, các tiêu chí và thủ tục cần làm cho mỗi loại visa và sup-type trên trang web của Bộ phận quốc tịch và Nhập cư Hoa Kỳ (US Citizenship and Immigration Services – USCIS). Cũng là một ý hay nếu bạn liên hệ với trường đại học vài tháng trước khi tốt nghiệp để nhờ lời khuyên hoặc hỗ trợ tìm việc làm.

2.     Chương trình (OPT) Optional Practical Training

Là sinh viên visa F-1, bạn có thể hoàn thành tối đa một năm làm việc tạm thời liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà bạn nghiên cứu. Bạn sẽ được cấp một năm đào tạo OPT dựa trên bậc học mà bạn hoàn thành: ví dụ bậc cử nhân sẽ nhận được 1 năm và bậc Master sẽ khác. Nếu bạn muốn định cư ở Mỹ sau khi tốt nghiệp, bạn có thể nộp đơn xin OPT sau khi hoàn thành khóa học. Chỉ có visa sinh viên F-1 mới đủ điều kiện xin OPT.

Bạn cần phải có DSO (Designated School Official) của trường. Một DSO là người được đề cử làm hỗ trợ và quản lý đối với các sinh viên nước ngoài. Tất cả các trường đều đồng ý rằng sinh viên quốc tế bị gò bó bởi luật phải có ít nhất một DSO. Trong phần lớn trường hợp bạn sẽ phải hoàn thành các thủ tục với trường bao gồm việc điền và nộp đơn OPT I-20. Sau đó trường đại học sẽ gửi yêu cầu của bạn đến SEVIS, nếu bạn thành công sẽ nhận được giấy nhập cư I-20.

3.     Chương trình đầu tư EW hoặc EB5

Đây là một chương trình đơn giản hơn cả để Du học sinh Mỹ có thẻ xanh, tuy nhiên phải tốn một ít phí và một số điều kiện kèm theo, như: Sức khỏe, không có tiền án tiền sự, cam kết làm việc toàn thời gian, dài hạn, đang sống hợp pháp tại Mỹ và đơn I-20 vẫn còn thời hạn giá trị…

Nếu có điều kiện, bạn có thể đầu tư vào 1 dự án EB5 tại Mỹ với mức đầu tư 500.000 USD (được hoàn lại sau 5 năm). Khi có được visa EW hoặc EB5, du học sinh hoàn toàn có quyền lợi & nghĩa vụ như 1 công dân Mỹ. Hơn thế nữa, đầu tư EB5 còn là con đường lấy thẻ xanh cho cả gia đình bạn an toàn & nhanh nhất hiện nay với mức đầu tư 500.000 USD (được hoàn lại sau 5 năm)

4.     Kết hôn với người có quốc tịch Mỹ

Ngoài ra để nhập cư Mỹ còn thực hiện qua nhiều con đường khác nhau như đi du lịch để kết hôn với người có quốc tịch Mỹ, kết hôn giả (lưu ý: không an toàn)… Nếu các bạn muốn du học Mỹ có hồ sơ định cư, các bạn cũng có thể đăng kí kết hôn tại Hoa Kỳ, sau đó tiến hành xin chuyển đổi visa và đăng ký tình trạng thường trú nhân hoặc thẻ xanh. Thủ tục xin thẻ xanh bao gồm việc nộp hồ sơ bảo lãnh vợ hoặc chồng cho USCIS để xin chuyển đổi visa, lăn tay và buổi phỏng vấn trước khi bạn được cấp thẻ xanh (khoảng 30 – 45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ và lâu hay mau tùy thuộc vào trường hợp riêng của mỗi người).

Mỗi con đường dẫn bạn đến cơ hội định cư lâu dài tại Mỹ sau tốt nghiệp đều có những ưu điểm và bất cập riêng. Do đó bạn nên cân nhắc lựa chọn hình thức xin định cư phù hợp nhất với điều kiện cá nhân và hãy luôn làm những điều hợp pháp. Trong trường hợp, nếu phụ huynh có con em đang du học Mỹ và muốn định cư tại quốc gia này, thì đầu tư định cư Mỹ là lựa chọn tốt nhất không chỉ dành cho con em mà còn cho cả gia đình. Vì chỉ cần đầu tư, bạn có thể nhận được tấm thẻ xanh cho gia đình sau 2 năm. Vì vậy có thể nói trong tất cả các cách thì cách lấy tấm thẻ thường trú, còn được gọi là “thẻ xanh” bằng con đường du học và đầu tư định cư (EB5, EW) hiện nay được xem là ổn định và hợp pháp hơn cả.

TƯ VẤN ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ MỸ THEO CHƯƠNG TRÌNH EB-5

EB-5 Là Chương Trình Gì?

  • Chương trình EB-5 (viết tắt của Employment Base Fifth) là chương trình xin Thẻ xanh Mỹ an toàn và nhanh nhất dành cho người nước ngoài đến Mỹ theo hình thức đầu tư.
  • Chương trình được Chính phủ Mỹ khởi xướng từ năm 1990 và đã giúp cải thiện nhiều địa phương ở Mỹ, nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc kinh tế chậm phát triển. Năm 2003, Chính phủ Mỹ cho phép các dự án nằm trong khu vực khuyến khích đầu tư (Regional Centers) thu hút vốn đầu tư từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
  • Mỗi năm, Chính phủ Mỹ cấp 10.000 visa theo diện EB-5, trong đó có 3.000 visa theo diện đầu tư uỷ thác thông qua Regional Centers (vốn đầu tư 900 ngàn USD/suất) và số còn lại dành cho tự đầu tư (1,8 triệu USD/suất) vào Mỹ.
  • Đặc biệt, với diện đầu tư ủy thác, nhà đầu tư sẽ được hoàn lại vốn đầu tư bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu, đồng thời, được hưởng lãi suất hàng năm.
  • Thời gian chấp nhận đơn EB-5 và cấp Thẻ xanh Mỹ cho nhà đầu tư: khoảng 6 năm.
  • Sau 02 năm có Thẻ xanh có điều kiện, Luật sư USIS sẽ giúp nhà đầu tư làm đơn nộp lên Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ xin xóa điều kiện để được cấp Thẻ xanh Mỹ vĩnh viễn.

LỢI ÍCH TỪ CHƯƠNG TRÌNH EB-5?

5 có

  • Mức đầu tư thấp nhất
  • Chi phí hợp lý nhất (thấp hơn du học)
  • Thời gian nhận thẻ xanh nhanh (khoảng 6 năm)
  • Tỉ lệ chấp thuận cao nhất hiện nay so với các chương trình định cư khác (92%)
  • Thủ tục đơn giản và nhanh nhất

5 không

  • Không yêu cầu tiếng Anh
  • Không yêu cầu kinh nghiệm kinh doanh
  • Không xét trình độ học vấn
  • Không ràng buộc sinh sống tại Mỹ
  • Không yêu cầu trực tiếp điều hành kinh doanh

9 được

  • Tự do sinh sống, làm việc, kinh doanh bất cứ nơi nào tại Mỹ
  • Tự do ra vào Mỹ
  • Có song tịch
  • Bảo lãnh người thân
  • Hoàn vốn 100% sau 05 năm
  • Duy trì công việc và tài sản tại Việt Nam
  • Miễn học phí tiểu học & trung học, học phí đại học bằng 1/3 so với du học sinh
  • Cơ hội kinh doanh rộng mở
  • Hưởng mọi quyền lợi của một công dân Mỹ

Đối Tượng Đầu Tư

Tất cả các nhà đầu tư có khả năng tài chính, có nhu cầu định cư Mỹ
Không giới hạn về độ tuổi
Không yêu cầu ngoại ngữ
Không yêu cầu có công ty kinh doanh hoặc kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp
Không cần trực tiếp quản lý công việc đầu tư hàng ngày.

Điều Kiện Đầu Tư

Chứng minh nguồn gốc số tiền đầu tư (900 ngàn USD hoặc 1,8 triệu USD) từ:

  • Thu nhập từ lợi nhuận doanh nghiệp
  • Thu nhập cá nhân: tiền lương, tặng, cho, thừa kế…
  • Từ bán bất động sản, chứng khoán, cổ phiếu…

CÁC LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ

  • Tự đầu tư: Thành lập công ty mới hoàn toàn, mua lại cơ sở kinh doanh đang hoạt động, mở công ty con hoặc mở thêm chi nhánh kinh doanh. Với diện này, nhà cần đầu tư 1,8 triệu USD/suất và tạo ra 10 việc làm toàn thời gian cho công dân hoặc thường trú nhân Mỹ trong vòng 02 năm liên tiếp.
  • Đầu tư uỷ thác (gián tiếp): Thông qua Regional Centers nhà đầu tư đầu tư vào công ty hoặc dự án được sự chấp thuận của Chính phủ Mỹ với vốn đầu tư 900 ngàn USD/suất.

ĐIỀU KIỆN THƯỜNG TRÚ

  • Thẻ xanh được cấp cho cả gia đình lần đầu có giá trị 2 năm
  • Hưởng quyền lợi như một thường trú nhân
  • Sau 1 năm, 9 tháng luật sư USIS sẽ đại diện nhà đầu tư nộp đơn I-829 xoá bỏ điều kiện của thẻ xanh để xin thẻ xanh vĩnh viễn. Sau 4 năm, 9 tháng nhà đầu tư có thẻ xanh sẽ được nhập tịch Mỹ.

ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ MỸ

Có nhiều lựa chọn để lấy visa sang Mỹ định cư, làm việc và cho con đi học. Trong đó, các chương trinh chính thống, phổ biến trên thị trường di trú hiện nay gồm:

– Các diện đầu tư, kinh doanh tạo thêm việc làm cho công dân Mỹ: visa định cư Mỹ EB-5 và visa E-2.

– Các visa sang Mỹ làm việc như L1-AEB-1C, H1-B, EB-3.

– Ngoài ra còn các lựa chọn khác là bảo lãnh gia đình và du học. Hai lựa chọn này đòi hỏi người mong muốn nhập cư phải có thân nhân ở Mỹ; và diện du học thì còn tùy thuộc vào định hướng học tập của con em.

Các lựa chọn đầu tư và visa làm việc thường được quảng bá là “dễ dàng thực hiện”, nhanh chóng, mang đến nhiều quyền lợi hấp dẫn cho nhà đầu tư và gia đình. Tuy nhiên, sự thật là mỗi chương trình đều có những ưu điểm và rủi ro tiềm ẩn khác nhau.

Trong đó, hai lựa chọn phổ biến là visa định cư Mỹ EB-5 và visa E-2. Đây là 2 lựa chọn mang đến nhiều lợi ích kinh tế và tạo thêm việc làm cho công dân Mỹ, được Chính phủ Mỹ xem trọng. Trong đó, EB-5 là chương trình bền vững, phù hợp với mục tiêu lấy thẻ xanh, quy trình không rườm rà, nhưng cần chú ý một số yếu tố để chuẩn bị hồ sơ và lựa chọn dự án an toàn. Thời gian chờ khoảng 3-4 năm (cho những nhà đầu tư trong 2021, chi tiết tại đây). Còn E-2 là lựa chọn phù hợp với những gia đình có kế hoạch sớm lấy visa tạm cho con cái sang Mỹ nhanh chóng với thời gian thực hiện dưới 1 năm. Hiện IMM Group đang hỗ trợ nhà đầu tư và gia đình lấy quyền định cư Mỹ với hai chương trình ổn định và tiện lợi này.

Lưu ý quan trọng: Hiện tại, nhà đầu tư có “cơ hội trong thời gian ngắn’’ để tranh thủ đầu tư lấy thẻ xanh EB5 với mức 500.000 USD thay vì 900.000 USD. Thời gian thụ lý nhanh trong 3-4 năm. Xem chi tiết tại đây.

IMM Group chia sẻ bảng so sánh tổng hợp các quyền lợi và điều kiện cũng như những khó khăn của các chương trình định cư Mỹ diện đầu tư và các visa làm việc để nhà đầu tư có sự am hiểu rõ ràng.Đầu tư định cư Mỹ

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH CƯ MỸ DIỆN ĐẦU TƯ VÀ VISA LÀM VIỆC

Visa Định Cư Mỹ EB-5

Visa Định Cư Mỹ EB-5

Mức đầu tư

  • 900.000USD (~21,2 tỷ đồng)
  • Lưu ý quan trọng: Hiện tại, nhà đầu tư có “cơ hội trong thời gian ngắn’’ để tranh thủ đầu tư lấy thẻ xanh EB5 với mức 500.000 USD thay vì 900.000 USD. Thời gian thụ lý nhanh trong 3-4 năm. Xem chi tiết tại đây.

Mục đích chương trình

  • Lấy thẻ xanh Mỹ

Thời gian có visa

  • 3-4 năm

Hình thức đầu tư/yêu cầu

  • Đầu tư vào dự án đã được Chính phủ Mỹ chấp thuận. Khoản đầu tư sẽ được hoàn lại sau tối thiểu 5 năm

Quyền lợi

  • Nhà đầu tư cùng vợ/chồng và con dưới 21 tuổi sẽ có thẻ xanh định cư Mỹ
  • Miễn visa đến 170 nước và vùng lãnh thổ
  • Cả gia đình được tự do sinh sống, làm việc và học tập tại bất kỳ bang nào của Mỹ
  • Hưởng đầy đủ quyền lợi y tế, giáo dục và an sinh xã hội như công dân Mỹ (trừ quyền bầu cử)
  • Con cái được học miễn phí tại các trường công đến hết THPT. Học đại học với mức chi phí chỉ bằng ⅓ du học sinh
  • Cơ hội tìm việc làm không bị hạn chế.
  • Sau 5 năm từ ngày được cấp thẻ xanh, nếu thoả điều kiện, nhà đầu tư và gia đình có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ.

Khó khăn

  • Đây không phải là chương trình visa nhanh. Nhà đầu tư cần chờ đến lượt để được xét duyệt, cấp visa. Không phù hợp với những gia đình muốn sang Mỹ nhanh cho con đi học.

Tuy nhiên, trong năm 2021, do hạn mức visa của Việt Nam đã chấm dứt tình trạng tồn đọng, thời gian chờ để được cấp visa EB5 đã giảm xuống còn 3-4 năm (thay vì 5-6 năm như trước đây). Nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội này để nộp hồ sơ sớm, để không bị chờ đợi hạn mức như trước đây.

Visa Mỹ E-2

Visa Mỹ E-2

Mức đầu tư

  • Mức đầu tư tùy thuộc vào loại hình kinh doanh
  • Mức đầu tư tối thiểu cho mô hình kinh doanh để lấy visa E2 nên từ 100.000 – 150.000USD

Mục đích chương trình

  • Lấy visa định cư tạm sang Mỹ kinh doanh, làm việc, cho con đi học

Thời gian có visa

  • 6 tháng

Hình thức đầu tư/yêu cầu

Đầu tư một khoản nhất định vào doanh nghiệp mới hoặc sẵn có tại Mỹ

Tuy nhiên, visa E-2 chỉ dành cho công dân các nước ký Hiệp ước Thương mại đặc biệt với Mỹ. Để lấy visa E-2, nhà đầu tư cần qua bước đệm là lấy quốc tịch của một nước có Hiệp ước đặc biệt này. Trong số này, hiện Grenada có chương trình đầu tư lấy quốc tịch giá thấp nhất và nhanh chóng.

Quyền lợi

  • Là chương trình lấy visa sang Mỹ nhanh chóng với mức đầu tư tương đối thấp
  • Có quốc tịch Grenada, được tự do đi lại, miễn visa đến 143 nước bao gồm khối Schengen & EU
  • Nhà đầu tư cùng vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi có thể sang Mỹ tự do làm việc, kinh doanh và học tập theo thời hạn visa được cấp
  • Sở hữu doanh nghiệp tại Mỹ để kinh doanh, thu lợi nhuận
  • Không phải đóng thuế toàn cầu
  • Con cái được học phổ thông miễn phí tại trường công

Khó khăn

  • Visa đầu tư E-2 là visa có thời hạn 2-5 năm. Visa có thể gia hạn nhiều lần nếu doanh nghiệp còn hoạt động.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA DIỆN BẢO LÃNH VỢ CHỒNG

Bảo lãnh vợ chồng luôn là chủ đề nóng bỏng, rất nhiều gia đình thắc mắc về vấn đề này nhưng liệu bạn đã tìm được câu trả lời phù hợp nhất với trường hợp của bạn? Hãy cùng Cali Visa tìm hiểu về bảo lãnh vợ chồng nhé.

  1. Bảo lãnh vợ chồng cần những điều kiện gì ?
  • Bạn phải là công dân Mỹ hay có thẻ xanh
  • Cả hai người hiện đang độc thân hay đã có án ly dị của tòa nếu đã kết hôn trước đây. Nếu bạn đã nộp đơn ly dị với vợ/chồng cũ và đang đợi án lệnh của tòa thì bạn chưa được phép làm giấy bảo lãnh (cũng như chưa được làm giấy hôn thú) với vợ/chồng mới cho tới khi có án ly dị của tòa.
  • Bạn phải có giấy hôn thú
  • Bạn hội đủ điều kiện tài chánh được ấn định bởi Sở Di Trú
  1. Nếu tôi chỉ có thẻ xanh, muốn bảo lãnh vợ qua Mỹ sẽ lâu hơn trường hợp người có quốc tịch là mấy năm ?

Người có quốc tịch Mỹ bảo lãnh vợ/chồng trung bình là 10-12 tháng so với người chỉ có thẻ xanh là 18-24 tháng.

  1. Nếu tôi chỉ có thẻ xanh, tôi có cách nào khác để đưa vợ tôi qua Mỹ sớm hơn được không ?

Nếu chỉ có thẻ xanh anh vẫn có thể bảo lãnh vợ theo diện F2A thời gian 18-24 tháng, việc xét nhanh hay chậm còn tùy thuộc lượng hồ sơ nộp vào USCIS.

  1. Có quốc tịch Mỹ rồi bảo lãnh vợ chồng mất bao lâu thời gian mới được cấp Visa ?

Trên nguyên tắc là từ 6 tháng cho tới 1 năm, nếu làm đúng theo các thủ tục quy địng bởi Sở Di Trú và Bộ Ngoại Giao. Nhưng trong thực tế, thời gian chờ đợi bao giờ cũng lâu hơn, trung bình là từ 12 cho tới 14 tháng, nhiều trường hợp kéo dài hơn 2 năm do bị điều tra.

  1. Tôi đang thất nghiệp và cũng không có tài sản gì đáng giá, làm cách nào để bảo lãnh được vợ tôi ?

Bạn có thể nhờ người đứng đồng bảo trợ tài chánh. Người này không nhất thiết phải là bà con, họ hàng với bạn, nhưng người này sẽ có trách nhiệm tài chánh với người phối ngẫu của bạn đối với chính phủ Mỹ.

  1. Tôi và vợ tôi mới làm đám cưới ở Việt Nam. Vợ tôi ở Việt Nam có con riêng. Tôi mới làm giấy bảo lãnh vợ tôi và các cháu. Các cháu nhỏ có được đi chung với vợ tôi hay không ?

Được, nếu các con dưới 21 tuổi và còn độc thân, và nếu vào ngày ký hôn thú, các con riêng của người vợ dưới 18 tuổi.

  1. Tôi đã nộp đơn xin bảo lãnh vợ tôi từ Việt Nam. Tôi nghe nói là vợ tôi sẽ qua Mỹ nhanh hơn nếu tôi nộp thêm xin diện K-3 cho vợ tôi ? K-3 Visa là gì ? Trong trường hợp nào thì tôi cần K-3 Visa ?

Khi bạn nộp đơn I-130 để bảo lãnh vợ/chồng, thời gian chờ đợi trung bình là từ 10-12 tháng. Trong khi đó, trên thực tế, bảo lãnh fiancee lại được qua Mỹ nanh hơn, cho nên Quốc Hội Mỹ mới thông qua một đạo luật cho phép người vợ/chồng, trong khi chờ đợi đơn bảo lãnh được cứu xét, có thể nộp đơn xin Visa K-3 để qua Mỹ làm việc. Trong trường hợp này, người có Visa K-3 sẽ qua Mỹ sớm hơn 2- 4 tháng, so với người không nộp đơn xin Visa K-3

  1. Visa K-3 có gì bất lợi không ?

Có Visa K-3 thì được qua Mỹ sớm hơn người không có Visa K-3 trung bình là 4 tháng. Tuy nhiên, qua Mỹ sớm với Visa K-3 cũng có rất nhiều điều bất lợi, chẳng hạn, nếu qua Mỹ bằng Visa K-3 thì không có thẻ xanh ngay. Sau khi tới Mỹ với Visa K-3, bạn phải nộp đơn xin thẻ xanh (đừng quên bạn phải trả lệ phí cho Sở Di Trú là 1.010 USD để xin thẻ xanh). Ngoài ra, hai vợ chồng sẽ phải trải qua một cuộc phỏng vấn tại Mỹ, thường là khá gay gắt. Nếu không xin Visa K-3 thì thời gian qua Mỹ chậm hơn, nhưng vừa qua là có thẻ xanh 2 năm sau 5 tuần.

  1. Tôi được chồng bảo lãnh và qua đây bằng diện K-3. Tôi mới nộp đơn xin thẻ xanh và muốn biết là thủ tục phỏng vấn có khó không ? Chồng tôi có phải được phỏng vấn chung với tôi hay không ? Họ sẽ hỏi tôi những câu hỏi gì ? Phỏng vấn xong rồi thì bao lâu tôi mới có thẻ xanh ?

Sở Di Trú sẽ phỏng vấn bạn trước khi cấp thẻ xanh. Chồng bạn cũng sẽ được phỏng vấn cùng lúc, nhưng thường là được phỏng vấn riêng biệt với bạn. Sở Di Trú sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi với mục đích tìm hiểu xem hôn nhân của bạn có phải là thật hay không. Bạn nên tham khảo một luật sư chuyên về di trú để chuẩn bị hồ sơ cũng như chuẩn bị cho bạn buổi phỏng vấn. Sau khi phỏng vấn, bạn phải chờ từ 3 tháng cho tới 8 tháng mới có thẻ xanh.

  • Tôi có quốc tịch Mỹ. Trong lúc tình cờ tôi đã quen với một người đi du lịch qua đây chơi. Chúng tôi mới làm đám cưới tại Mỹ. Visa của vợ tôi chưa hết hạn. Nếu tôi nộp đơn xin bảo lãnh vợ, vợ tôi có phải trở về Việt Nam không ?

Không. Nếu vợ/chồng bạn qua Mỹ một cách hợp lệ, ví dụ bằng Visa du lịch/du học hay thăm viếng thị trường, rồi bạn làm đám cưới tại Mỹ. Trong trường hợp này, bạn có quyền nộp đơn xin bảo trợ vợ/chồng cùng lúc với đơn xin thẻ xanh. Và người vợ/chồng của bạn có quyền được ở lại.

  • Trong trường hợp trên, sau khi chúng tôi kết hôn và nộp đơn xin thẻ xanh, trong khi vợ tôi đang chờ thẻ xanh gởi về, vợ tôi có thể về Việt Nam rồi trở lại Mỹ không ?

Khi nộp đơn xin thẻ xanh, cùng một lúc bạn cũng nên xin thêm giấy phép du lịch (I-131) cũng như giấy phép làm việc (I-765). Nếu đơn xin được chấp thuận, vợ/chồng của bạn có thể đi nước khác rồi trở lại Mỹ, hay có thể đi làm trong khi đơn xin thẻ xanh còn đang được cứu xét.

  • Tôi quen với một người qua Mỹ bằng Visa du lịch rồi ở lại Mỹ luôn mà không về sau khi Visa đã hết hạn. Tôi mới làm giấy hôn thú với cô ấy và muốn biết vợ tôi có được ở lại Mỹ hay không ?

Vợ/chồng của bạn sẽ được phép ở lại tùy vào nhiều yếu tố, ví dụ thời gian Visa đã hết hạn bao lâu, hoàn cảnh cá nhân của hai người thế nào. Có thể, Sở Di Trú sẽ cấp thẻ xanh mà không làm khó dễ và bạn chỉ phải đóng tiền phạt là 1.000 USD. Sở Di Trú cũng có quyền bắt vợ bạn phải trở lại Việt Nam trong khi chờ hồ sơ được cứu xét. Trong trường hợp này người vợ vẫn có thể xin được ở lại nếu chứng minh được rằng việc trở về VN là cực kỳ khó khăn. Điều cần lưu ý là Sở Di Trú Hoa Kỳ có định nghĩa rất khắt khe về việc cực kỳ khó khăn này.

  • Tôi bảo lãnh vợ tôi từ VN qua Mỹ, tôi đã nộp đơn bảo trợ tài chánh I-864. Bây giờ chúng tôi ly hôn vậy tôi có trách nhiệm gì với người vợ đã ly hôn này không ?

Có. Trách nhiệm của bạn chỉ chấm dứt trong những trường hợp sau đây, khi người vợ cũ của bạn:

  • Trở thành công dân Mỹ.
  • Qua đời.
  • Không trở thành thường trú nhân Mỹ và đã trở về VN.
  • Đã hội đủ 40 điều theo luật của Social Security

Nếu bạn đã nhờ những người đồng bảo trợ cùng bảo trợ cho vợ/chồng của bạn thì họ cũng bị ràng buộc trách nhiệm cho đến khi một trong những trường hợp trên xảy ra. Tuy nhiên, khi người bảo trợ qua đời họ cũng sẽ hết trách nhiệm đối với chính quyền liên bang về người mà họ đã bảo lãnh.

bảo lãnh vợ chồng

Bảo lãnh định cư Mỹ theo diện kết hôn

Bảo lãnh diện vợ chồng và diện hôn thê, hôn phu là những hình thức phổ biến của đi Mỹ theo diện kết hôn. Theo số lượng thống kê của Cục lãnh sự thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2019 có 45.399 hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu nộp vào. Trong đó, có 35.881 Visa kết hôn Mỹ (Visa K-1) được cấp. Tỷ lệ cấp Visa K-1 là 80%.

Vậy bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng là gì? Bảo lãnh diện vợ chồng mất bao lâu? Bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu là gì? Bảo lãnh hôn thê, hôn phu sang Mỹ mất bao lâu? Chồng có quốc tịch bảo lãnh vợ là diện gì?

Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên.

BẢO LÃNH DIỆN VỢ CHỒNG LÀ GÌ?

Bảo lãnh diện vợ chồng - Đi Mỹ theo diện kết hôn
Vợ chồng được bảo lãnh theo diện kết hôn có thể định cư tại Mỹ

Visa CR-1 và Visa IR-1 là 2 loại Visa cấp cho những người vợ hoặc chồng đi Mỹ theo bảo lãnh diện vợ chồng. Đây là những loại Visa định cư Mỹ diện vợ chồng. Visa này cấp cho vợ chồng là người nước ngoài của Công dân Mỹ hoặc của Thường trú nhân Mỹ. Những người này mong muốn đến Mỹ sinh sống với Công dân Mỹ hoặc Thường trú nhân Mỹ đó.

CR” trong từ CR-1 là viết tắt của cư trú có điều kiện (“conditional resident“). CR áp dụng đối với các cặp vợ chồng đã cưới nhau ít hơn 2 năm. Người được bảo lãnh được cấp Visa CR-1 sẽ có Thẻ xanh có điều kiện với thời hạn 2 năm. Sau đó, họ phải gỡ bỏ điều kiện để lấy Thẻ xanh 10 năm. Visa CR-1 giúp bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ.

IR” trong từ IR-1 viết tắt cho thân nhân trực hệ (“immediate relative“). IR áp dụng đối với các cặp vợ chồng đã kết hôn từ 2 năm trở lên. Người được bảo lãnh được cấp Visa IR-1 sẽ có Thẻ xanh 10 năm. Theo đó, họ không phải thực hiện thủ tục gỡ bỏ điều kiện Thẻ xanh. Visa IR-1 cũng giúp bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ.

Điều kiện bảo lãnh diện vợ chồng

Bảo lãnh diện vợ chồng gồm có 3 điều kiện cơ bản.

Thứ nhất, Người bảo lãnh là Công dân Mỹ hoặc Thường trú nhân Mỹ và có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Thứ hai, Người bảo lãnh và Người được bảo lãnh đã kết hôn một cách hợp pháp. Nếu chỉ sống chung mà chưa kết hôn thì không được xem là đã kết hôn. Thứ ba, Người bảo lãnh phải chứng minh đủ khả năng tài chính để thực hiện bảo lãnh định cư Mỹ diện vợ chồng.

Thời gian bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ theo bảo lãnh diện vợ chồng

Thời gian trung bình để bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng là từ 14 đến 18 tháng. Số liệu này được các chuyên gia ước tính trong năm 2019.

Bảo lãnh diện vợ chồng mất bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điển hình là quốc tịch của Người được bảo lãnh. Một yếu tố khác là tiến độ xử lý hồ sơ của cơ quan di trú Mỹ.

Thời gian bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ còn phụ thuộc các sự kiện không lường trước được. Và yếu tố tiên quyết là tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.

Quy trình bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng

  1. Kiểm tra điều kiệnLuật sư kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện của bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng.
  2. Nộp hồ sơ bảo lãnhLuật sư tư vấn, hỗ trợ Khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Sau đó, nộp hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng đi Mỹ đến USCIS. USCIS viết tắt cho “U.S. Citizenship and Immigration Services” tạm dịch là “Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ“.
  3. Phỏng vấnSau khi USCIS chấp thuận, Khách hàng sẽ phỏng vấn định cư Mỹ diện vợ chồng. Nếu đang ở Mỹ thì Người được bảo lãnh có thể thực hiện thủ tục Thay đổi tình trạng.
  4. VisaVisa CR-1 (để lấy Thẻ xanh 2 năm) cấp cho các cặp vợ chồng đã kết hôn ít hơn 2 năm. Visa IR-1 (để lấy Thẻ xanh 10 năm) cấp cho cặp vợ chồng đã kết hôn từ 2 năm trở lên. Đây là 2 loại Visa định cư Mỹ diện vợ chồng.
  5. Nhập cảnh vào MỹNhập cảnh vào Mỹ. Người định cư Mỹ diện vợ chồng sẽ có Thẻ xanh.
  6. Nộp hồ sơ thay đổi tình trạng Thẻ xanhNộp hồ sơ thay đổi tình trạng Thẻ xanh nếu được cấp Thẻ xanh 2 năm. Sau đó, Người định cư Mỹ diện vợ chồng sẽ có Thẻ xanh 10 năm.

BẢO LÃNH ĐI MỸ DIỆN HÔN THÊ, HÔN PHU LÀ GÌ?

Bảo lãnh hôn thê - Bảo lãnh hôn phu
Kết hôn là bước quan trọng trong Bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu

Khác visa bảo lãnh diện vợ chồng, Visa K-1 là Visa kết hôn Mỹ không định cư. K-1 dành cho hôn thê, hôn phu người nước ngoài của Công dân Mỹ. Visa K-1 cho phép hôn thê, hôn phu của Công dân Mỹ đến Mỹ. Sau đó, họ sẽ kết hôn với Người bảo lãnh là Công dân Mỹ. Việc kết hôn phải diễn ra trong vòng 90 ngày kể từ ngày hôn thê, hôn phu nhập cảnh.

Sau khi đã kết hôn, đương đơn nộp một bộ hồ sơ đến USCIS. Mục đích để điều chỉnh tình trạng Visa không định cư thành Thường trú nhân có điều kiện. Người được bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu sẽ được cấp Thẻ xanh 2 năm.

Lợi ích đặc biệt của Bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu

Visa K-1 giúp hôn thê, hôn phu trải nghiệm cuộc sống tại Mỹ một vài tháng trước khi quyết định kết hôn. Ngoài ra, Visa này còn giúp các cặp đôi vì một số lý do nào đó không thể kết hôn ở nước ngoài nhưng họ vẫn có thể kết hôn tại Mỹ. Và hơn hết, Visa K-1 giúp họ định cư Mỹ diện kết hôn.

Điều kiện bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu

Thứ nhất, Người bảo lãnh phải có quốc tịch Mỹ. Thứ hai, cặp đôi dự định cưới nhau trong vòng 90 ngày kể từ ngày hôn thê, hôn phu nhập cảnh vào Mỹ theo Visa K-1. Thứ ba, việc kết hôn là tự nguyện. Thứ tư, cặp đôi đã gặp mặt ngoài đời ít nhất một lần trong vòng 2 năm trước khi nộp đơn bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu.

Trong số các điều kiện nêu trên, điều kiện thứ tư có thể yêu cầu miễn trừ vì một số lý do đặc biệt.

Bảo lãnh hôn thê, hôn phu sang Mỹ mất bao lâu?

Thời gian xử lý trung bình đối với hồ sơ nộp theo chương trình bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu là từ 8 đến 10 tháng.

Thời gian xử lý trên cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Trình tự bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu

Bước 1: Luật sư kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện của bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu.

Bước 2: Luật sư tư vấn, hỗ trợ Khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Sau đó, nộp hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu đến USCIS.

Bước 3: Sau khi hồ sơ được chấp thuận, họ sẽ phỏng vấn đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu. Phỏng vấn đậu, hôn thê, hôn phu sẽ có Visa K-1 với thời hạn 6 tháng. Visa này chỉ cho phép nhập cảnh vào Mỹ 1 lần.

Bước 4: Hôn thê, hôn phu thực hiện nhập cảnh vào Mỹ.

Bước 5: Cặp đôi phải kết hôn trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào Mỹ. Mục đích là để định cư Mỹ diện kết hôn.

Bước 6: Thay đổi tình trạng của hôn thê, hôn phu. Chuyển từ Visa không định cư thành Thường trú nhân có điều kiện. Thẻ xanh 2 năm cấp cho Người được bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu.

Bước 7: Nộp hồ sơ thay đổi tình trạng Thẻ xanh. Người được bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu sẽ có Thẻ xanh 10 năm.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA 2 HÌNH THỨC BẢO LÃNH ĐI MỸ THEO DIỆN KẾT HÔN

Thời gian xử lý

Thời gian xử lý CR-1/IR-1 dài hơn K-1

Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa hai diện bảo lãnh trên.

Trong năm 2019, thời gian xử lý đối với hồ sơ lấy Visa bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ là từ 14 đến 18 tháng. Thời gian xử lý đối với hồ sơ lấy Visa bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu trung bình từ 8 đến 10 tháng.

Như vây, thời gian xử lý của Visa CR-1/IR-1 gấp 2 lần so với Visa K-1 .

Nguyên nhân dẫn đến thời gian kéo dài

Sự kéo dài trên là bởi lẽ, Visa CR-1/IR-1 là Visa định cư. Visa này giúp một người có thể định cư Mỹ theo bảo lãnh diện vợ chồng. Do đó, cơ quan xử lý hồ sơ sẽ cần nhiều thời gian để xem xét trước khi cấp. Đồng thời, việc cấp Thẻ xanh sẽ bao gồm trong quy trình. Không cần phải nộp hồ sơ riêng lẻ để điều chỉnh tình trạng như Visa K-1.

Ngược lại, Visa K-1 là Visa không định cư. Visa K-1 chỉ dành cho việc đi Mỹ theo diện kết hôn ngắn hạn. Để có thể ở lại Mỹ lâu hơn thì cần phải nộp đơn để điều chỉnh sang tình trạng định cư.

Chi phí

Chỉ tính riêng các loại phí nộp cho chính phủ Mỹ, hồ sơ CR-1/IR-1 thường mất khoảng 1.540 USD. Trong khi đó, hồ sơ K-1 thường mất khoảng 2.465 USD. Mức phí này tính từ lúc nộp đơn đến khi có Thẻ xanh.

Theo đó, chi phí nộp cho chính phủ Mỹ để có được Visa CR-1/IR-1 và Thẻ xanh ít hơn khoảng 1.000 USD so với chi phí để có được Visa K-1 và Thẻ xanh.

Trên thực tế, để hoàn thành một bộ hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng và bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu còn phát sinh nhiều chi phí khác. Một số chi phí có thể kể đến như: phí Luật sư, phí dịch thuật, công chứng, trích lục hồ sơ, đi lại,v.v.v.

Khả năng làm việc sớm

Bảo lãnh diện vợ chồng có thể làm việc ngay

Ngay khi đến Mỹ trên Visa bảo lãnh diện vợ chồng, Người được bảo lãnh đã có chấp thuận Thẻ xanh và tình trạng thường trú. Đồng nghĩa với việc họ có thể nhận công việc và đi làm tại Mỹ ngay lập tức.

Bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu phải chờ khoảng 8 tháng để có thể làm việc

Hôn thê, hôn phu được bảo lãnh đi Mỹ chỉ có thể làm việc sau khi đã tổ thức đám cưới. Ngoài ra, họ phải điều chỉnh tình trạng sang thường trú. Đồng thời, phải có chấp thuận cho phép làm việc.

Các cặp đôi thường mất vài tháng để chuẩn bị đám cưới. Bên cạnh đó, chấp thuận cho phép làm việc có thể mất khoảng 6 tháng.

Do đó, hôn thê, hôn phu đi Mỹ theo diện K-1 có thể phải chờ khoảng 8 tháng để có thể làm việc tại Mỹ. Thời gian này lâu hơn so với bảo lãnh diện vợ chồng

Trẻ em đi theo cùng hồ sơ

Bảo lãnh diện vợ chồng và bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu đều cho phép con cái đi cùng hồ sơ. Tuy nhiên, điều kiện về độ tuổi của con là khác nhau.

Bảo lãnh diện vợ chồng cho phép con chưa kết hôn dưới 21 tuổi đi cùng hồ sơ. Tuổi này tính tại thời điểm phỏng vấn. Đồng thời, tại thời điểm vợ chồng kết hôn, người con này phải thỏa mãn dưới 18 tuổi.

Bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu cho phép con chưa kết hôn dưới 21 tuổi đi theo cùng hồ sơ bảo lãnh. Tuổi này tính tại thời điểm phỏng vấn.

KHÁCH HÀNG THẮC MẮC VỀ CHƯƠNG TRÌNH

Bảo lãnh diện vợ chồng và Bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê, hôn phu có thể giúp Khách hàng hiện thực hóa giấc mơ định cư Mỹ của mình. Để đạt được giấc mơ đó, Khách hàng cần chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ chính xác và đầy đủ.

Do đó, việc cần có một đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để hỗ trợ và tư vấn giúp cho hồ sơ của bạn được hoàn thiện một cách tốt nhất là điều rất cần thiết.